AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

 

Phạm Húy

Tác giả: Hồ Bất Thủy

Anh thợ cày bỗng nhớ đến câu chuyện người ta kháo nhau về việc phạm húy quan làng của một ngôi làng, cách làng anh đang ở xa lắm.

Nghe nói, hồi thời còn giặc Bạch Bì, ông quan này, lúc ấy chưa là quan, đã theo quân Đỏ của triều đình khởi nghĩa và có lập được một ít công trạng. Đến ngày hòa bình, triều đình tưởng thưởng cho ông ta một chức quan, bổ nhiệm về cai quản ngay chính cái làng mà ông ta đã chôn nhau cắt rốn, vì vậy mà dân làng đều biết ông ta và gọi ông ta là Quan Cu, bởi Cu là tên bố mẹ ông ta đặt cho.

Ngày về nhậm chức, ông ta được dân làng chào đón rầm rộ, vì dân làng rất hãnh diện có được một người trong làng làm quan. Ngày trước, khi còn là một anh lính quèn, ông ta không thấy gì khác thường khi nghe người ta gọi mình là anh Lính Cu hay Cu Lính. Vậy mà bây giờ, nghe dân làng “Hoan hô Quan Cu”, ông ta lại thấy nó không hợp với chức quan, nghe cứ sao sao ấy. Thế là ông ta quyết định đổi tên. Cuối bài diễn văn khoa trương và vài lời cảm tạ dân làng đã chào đón ông ta về nhậm chức, ông ta yêu cầu dân làng gọi ông ta là “Quan Củ”, đổi Cu thành Củ. Theo ông ta giải thích, “củ” là thứ lương thực có ích cho con người, và ông ta mong ước mình cũng giống như “củ” để có thể giúp ích cho dân làng. Mọi người hoan hô nhiệt liệt và cũng từ đấy gọi ông ta là “Quan Củ” hoặc “Củ Quan”.

Một hôm, có một thằng bé, độ chừng sáu bẩy tuổi, đi chơi lang thang trên đường làng. Khi đi ngang qua một khoảnh đất trồng cây mì, nó bỗng mót tiểu, bèn vạch quần tiểu ngay vào gốc cây mì. Nước đái của nó làm trôi mớ đất dưới gốc cây, lòi ra một thân củ mì và một quan tiền của ai đánh rơi. Nó vui mừng nhặt lấy quan tiền, rồi vừa nhảy chân sáo vừa hát oang oang câu hát mà nó tự bịa ra: “Cầm cu tưới củ mì, trơ ra mặt một quan…”. Vừa lúc ấy, ông quan Củ từ nhà cô vợ lẽ cũng đang trên đường làng về nhà bà vợ cả. Nghe thấy câu hát, ông ta cho rằng thằng bé chửi xỏ mình, giận lắm, lập tức sai quân bắt ngay thằng bé và gia đình nó, nọc ra giữa đường làng, đánh cho một trận thừa chết, thiếu sống. Kể từ đấy, ông quan cấm dân làng dùng những chữ “cu”, “củ”, nếu vi phạm, sẽ bị trừng trị, cứ lấy gương gia đình thằng bé mà theo.

Lúc đầu dân làng hết sức lúng túng không biết đổi tên con là gì, vì theo thói quen, họ thường gọi đứa con trai là “Thằng Cu”, con gái là “Cái Bướm”. Sau có người lý luận: gọi Cu vì nó có cái “thừa”, vậy nên đổi nó thành “Thừa” là hợp lý nhất. Dân làng cho là phải. Thế là họ chuyển qua gọi con trai là “Thằng Thừa”. Và cũng để phòng tránh cho con gái lâm vào tình cảnh phạm húy, vì hai bà vợ của ông quan cũng là người làng này, dân làng đồng loạt gọi con gái mình là “Cái Thiếu” chứ không gọi là “Cái Bướm” như trước nữa.

Chữ “cu” đã được giải quyết. Vấn đề còn lại là chữ “củ”. Đây mới là vấn đề nan giải đối với người dân trong làng. Họ không biết phải đổi chữ “củ” thành chữ gì; chữ “rễ” thì nghe có vẻ trơ trơ như thứ rễ cây, rễ cỏ; chữ “khoai” thì cũng chỉ được cho củ mì, củ lang, nhưng cả “rễ” lẫn “khoai” khi đếm thì nghe thật quái dị. Vì vậy dân làng cứ gọi chung chung: củ mì thì gọi là mì, củ lang là lang… Hễ thức gì dính líu tới củ thì họ chỉ gọi tên, bỏ đi chữ củ, của thức ấy.

Một thời gian sau, Lão làng tìm ra được cách gọi, tuy không ổn cho lắm nhưng dầu gì thì cũng đỡ hơn. Ông mời dân làng đến nhà ông để nghe ông đề nghị cách gọi mới. Dân làng vì tò mò nên lục tục kéo đến nhà Lão làng. Sau khi mọi người đã yên vị, Lão làng đề nghị cách gọi “trái” thay cho “cái ấy” (ông chỉ dám gọi là “cái ấy” chứ không dám dùng chữ “củ”).

Dân làng, nhất là mấy tay đàn ông và các cụ ông, nghe xong cười ồ lên cho rằng Lão làng lẩn thẩn. Một cụ lên tiếng: “Cụ Làng nghĩ sao chớ tôi cho là không thể được. Trái tức là quả, mà quả chỉ mọc ở trên cây, trên cành, còn “cái ấy” là rễ, mà đã là rễ thì chui rúc ở dưới đất chứ đời nào mọc ở trên cành! Vả lại, rễ là thứ trực tiếp ăn phẩn, sao có thể ví như trái hay quả được?” Những người khác nhao nhao lên đồng tình. Lão làng ra dấu xin mọi người im lặng. Ông ôn tồn giải thích: “Tôi cũng đã nghĩ đến điều này. Thật tình thì tôi rất đắn đo khi đưa ra lời đề nghị. Nhưng không nhẽ ta cứ mãi phải nói: “Mang mấy mì, mấy khoai lang v.v… xuống dưới nhà nấu để mời khách xơi” hay sao? Ta phải tìm chữ nào đấy để thay vào chứ! Tôi đồng ý là rễ chỉ ăn phẩn, hút nước và ở nơi tối tăm không như quả và trái. Nhưng các cụ và các anh chị có bao giờ xét đến câu ta hay nói “Cây ngọt sanh trái đắng” để chê trách một đứa con hư hỏng, chẳng ra gì của một gia đình nào đấy chưa? Tôi muốn nói đến nghĩa của chữ “trái” trong câu thành ngữ này. Mọi người ngẫm mà xem, có đáng dùng chữ “trái” ấy thay cho “cái ấy” hay không? Thêm nữa, khi ta đếm nó cũng thuận mồm hơn, chẳng hạn: một trái mì, hai trái mì, ba trái lang, bốn trái lang, v.v… Các cụ và các anh chị hẳn là nghe nó trái khoáy. Vâng! Đúng là “trái” đấy! Đấy là đề nghị của tôi. Nếu mọi người ai có đề nghị gì khác và hay hơn, xin vui lòng góp sức. Tôi xin nhấn mạnh rằng, đây chỉ là lời đề nghị. Các cụ và các anh chị thấy hợp thì theo, còn không hợp, các cụ và các anh chị cứ dùng theo cách của mình”. Mọi người rì rầm bàn tán một chốc nữa, cuối cùng ai cũng gật gù cho rằng lời Lão làng là chí lý với cái nghĩa sâu xa của nó, và đồng ý từ nay gọi “trái” thay cho “cái ấy”.

Anh thợ cày tủm tỉm cười vì cái thâm của Lão làng: vừa mắng mỏ ông quan làng, vừa đưa ra được cách giải quyết.

https://gabomngon.wordpress.com/2011/09/09/ph%E1%BA%A1m-huy/

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

11-2014

10-2014

09-2014

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME