AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

 

 

Hàng mù u quê ngoại

 

Hầu hết những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng quê Tây Nam bộ đều đầy ắp kỷ niệm với những hàng mù u rợp bóng mát. Và mù u còn là câu hát mở đầu cho nhạc phẩm quen thuộc Sao em nỡ vội lấy chồng của nhạc sĩ Trần Tiến.

Tên của loài cây này nghe ra cũng khá lạ. Nó dân dã đến lạ lùng, nghe qua là ấn tượng về một cái gì đó vừa xấu xí lại sần sùi. Và cũng từ tên gọi này, dân gian liên tưởng đến một chuyện vừa tế nhị vừa đáo để qua câu ca dao:

 TTETH1._CKLJ.jpg.jpg

Bông mù u

 

Mù u hai tiếng mù u/ Vợ chồng cãi lộn con cu giải hòa

 

Ngẫm mà xem trí tuệ dân gian tuyệt vời đến dường nào!

 

Ở miền Tây Nam bộ, mù u thường mọc theo bờ sông, rạch. Có lẽ từ một bờ rạch nào đó một trái mù u rụng xuống nước rồi theo dòng sông trôi đến đây nẩy mầm, mọc rễ.

 

Thực tế thì mù u là cây cành thấp, lớn chậm với tán rộng. Chiều cao từ trên dưới chục thước tây. Lá cứng, gân phụ rất nhiều và song song.

 

Bông mù u nhỏ, trắng tinh khiết, bao quanh nhụy vàng ở giữa giống như bông mai, có một mùi thơm rất dịu nhẹ. Trong một chùm bông mù u, bên cạnh những bông còn hàm tiếu và những bông đã mãn khai là những trái mù u nhỏ, mỗi trái tròn bằng đầu ngón tay út mũm mĩm. Trái mù u trưởng thành có màu xanh nhạt, rất tròn, bên trong có một hột. Đến cuối thu khi mù u chín trái chuyển sang màu vàng hoặc nâu sậm.

 

Trẻ nhỏ thường hay lượm trái mù u về để làm đạn bắn chơi, hay khéo tay mài gọt để làm những chiếc gáo chơi nhà chòi, chơi trò bán tiệm, … Gáo mù u giống hệt gáo dừa thường dùng để múc nước nhưng nhỏ xíu nhìn dễ thương biết ngần bao! Lá mù u được trẻ con hái về thắt hình cá, hình chim để chơi đùa trong những buổi trưa hè hay lúc chiều tà.

 

 FEQCH3._WXZX.jpg.jpg

Trái mù u.

Hàng mù u rợp bóng mát là chỗ dừng chân cho khách bộ hành trên bước đường xuôi ngước giữa các xóm, thôn, phum, sóc. Thân mù có thể dùng làm cột cất trại để che nắng cho ghe xuồng. Cây tốt, có tinh dầu chống được mối mọt nhưng ít ai dùng làm cột cất nhà, mà nguyên nhân được các bậc cao niên xứ này cho rằng chính bởi tên gọi của nó.

 

Đặc biệt gốc cây mù u lớn được cưa khoanh rồi dồi gọt cho bóng để làm thớt xắt thịt cá. Do xớ thịt cây này chằng chịt, nên thớt mù u rất bền.

 

Ngày trước, với đời sống tự túc, tự cấp không phải ai cũng có đủ tiền đển mua hồng lạp hay bạch lạp sau này là dầu lửa. Đêm về dừa những mái nhà lợp bằng lá dừa nước heo hắt ngọ đèn dầu mù u.

 WNFEH5._AVOB.jpg.jpg

Trẻ con, cụ già rảnh rang hay đi lượm trái mù u rụng chín. Không biết tự bao giờ dân gian miệt này hát giễu rằng:

 

Bà già đi lượm mù u/ Bỏ quên ống ngoáy chổng khu la làng

 

Như đã nói, phía trong hột cứng của trái mù u là cái nhân cái nhân tươi, giòn màu vàng xanh, chứa nhiều dầu. Mù u lượm về đem đổ ra phơi như phơi lúa. Khi mù u khô rồi đập lấy ruột ép để lấy dầu bằng hai khúc cây. Cây đèn dầu mù u rất giản dị: một cái chén hay một cái dĩa đựng dầu có cọng tim nằm vắt thòng ra vành miệng để đốt. Cây đèn mù u có khói xanh bốc lên bay khắp nơi làm không khí đục mờ, dường như nó muốn chia sẻ thêm với con người bởi cảnh tình nghèo khó.

 

Ngoài ra, người ta còn có thể làm những cây rọi để đốt. Mù u ép xong, lấy xác còn lại trộn với bông gòn, tẩm vào một chút dầu mù u rồi quấn quanh cọng tre như một cây nhang lớn, thế là được một cây rọi. Đèn dầu mù u sạch sẽ hơn cây rọi, nhưng đốt cây rọi người ta được một mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu của trái mù u.

 ZPBBH4._NGQN.jpg.jpg

Dầu mù u cũng được dân gian dùng để xức các loại ghẻ, nhọt,…. Nhựa ứa ra từ cây mù u cũng có tác dụng gần như vậy. Chẳng may, có người nổi nhọt, mụn sưng tấy, người ta lấy dao ra khứa dưới gốc mù u vài ba nhát. Sáng hôm sau ra lấy nhựa đã ứa ra từ đó rồi mang về trét lên miếng vải mỏng, hơi nóng dán vào chỗ đau. Mụn, nhọt sẽ mau chóng gom miệng, người bệnh cảm thấy đỡ đau nhức hơn nhiều.

 

Người miền Tây ngày trước còn truyền câu chuyện về danh nhân Ông Ích Khiêm đã bày  trận đánh Mù u để tiêu diệt quân Pháp Lang sa. Ông Ích Khiêm bày trận mai phục quân giặc bằng cách đổ trái mù u đầy mặt đường. Quân xâm lược kéo đến trượt ngã loạn xạ, nghĩa quân ta cứ thế mà tiêu diệt chúng và giành thắng lợi. Tất nhiên đó là giai thoại truyền miệng dân gian.

 

Mù u còn đi vào đời sống người bình dân miền đất Chín Rồng này qua lời thơ, ý nhạc. Điệu lý Mù u ngọt ngào, êm mượt như nhung:

 

Trăng đã lên chơi vơi rường ơ/ Mù u đã chín ơ

Soi bóng trong khoang ghe rường ơ/ Mù u đã rơi....

 

Từ lời ca dao:

 

Bướm vàng đậu đọt mù u/ Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn

 

Nhạc sĩ Trần Tiến đã chuyển thành câu hát mở đầu cho nhạc phẩm Sao em nỡ vội lấy chồng, chúng tôi xin mượn nói để thay lời kết dòng cảm của mình về hàng mu u của ngoại:

 

Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi/ Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn

 

Có điều, sự đượm ở đây chúng tôi xin dành cho chút hồn quê đã dần lùi xa và dần vắng bóng!

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

11-2014

10-2014

09-2014

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME