AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

cam-on-anh_TPB (2).jpg

 

Ngũ Hổ trấn Long Hồ

 Người Vĩnh Long

 

1. Vĩnh Long: đất nước và con người:

Theo sách địa phương chí “Vĩnh Long xưa và nay” của tác giả Huỳnh Minh, tỉnh Vĩnh Long trước đây còn mang tên trấn Long Hồ hay dinh Long Hồ. Nhưng từ ngày trấn Long Hồ được thay tên đổi họ bằng tỉnh Vĩnh Long, thì Long Hồ chỉ còn là tên của một xã nhỏ thuộc quận Châu Thành. Tuy nhỏ và không trù phú bằng các xã khác, nhưng Long Hồ được xem là một xã kiểu mẫu và thường được người dân Vĩnh Long nhắc đến với nhiều tình cảm khác biệt: kẻ hoan hô, người lạnh lùng.

Nằm giữa hai bờ sông Tiền và sông Hậu của Cữu Long Giang, Vĩnh Long thu mình trong một ốc đảo, phía bắc là tỉnh Sa Đéc và phía Nam là tỉnh Trà Vinh. Trước 1975 nó được chia làm bảy quận, với dân số gần nửa triệu người. Họ chung sống với nhau hài hòa, với sông rạch chằng chịt đầy phù sa, đất cát phì nhiêu, ruộng đồng trù phú, vườn tược xanh tươi. Thế nhưng, không ai ngờ rằng Vĩnh Long cũng là nơi đã cung cấp nhiều nhà lãnh đạo cao cấp cho Việt Nam trong 5 thập niên qua.

Thật vậy, từ thập niên 1950 đến thập niên 1990 Vĩnh Long đã sản sinh cho Việt Nam năm vị Thủ tướng. Theo thứ tự, đó là các ông: Trần văn Hữu, Trần văn Hương, Nguyễn văn Lộc, Phạm Hùng và Võ văn Kiệt. Trong số này, xã Long Hồ đã có ba vị: Trần văn Hương, Nguyễn văn Lộc và Phạm Hùng. Đặc biệt là cả năm ông Thủ tướng cùng cư ngụ dọc theo liên tỉnh lộ Vĩnh Long – Trà Vinh, trên một khoảng đường dài không đầy 30 cây số, từ chợ Vĩnh Long nơi gần nhà ông Trần văn Hữu, đến xã Trung Ngãi (còn gọi là Giòng Ké) quận Vũng Liêm là quê hương của ông Võ văn Kiệt. Con lộ này trông giống như một con rắn khổng lồ, đang trườn trên mặt đất. Điều đặc biệt khác là, trong số năm vị Thủ tướng nói trên, có hai vị Nguyễn văn Lộc và Phạm Hùng là bà con ruột với nhau. Nhà cửa của thân sinh hai ông này chỉ cách nhau không đầy 50 thước.

Trên chính trường, họ là đại diện của ba khuynh hướng chính trị khác nhau. Ông Trần văn Hữu làm Thủ tướng ba lần dưới thời Bảo Đại và cộng tác với Pháp (thập niên 1950); hai ông Trần văn Hương và Nguyễn văn Lộc làm Thủ tướng dưới thời Đệ nhị Cộng hòa trong Nam vào hai thập niên 1960 và 1970. Còn hai ông Phạm Hùng và Võ văn Kiệt là hai đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam, làm Thủ tướng nước Việt Nam thống nhất (Phạm Hùng thập niên 1980 và Võ văn Kiệt thập niên 1990) sau khi Hà nội tiến chiếm miền Nam vào năm 1975.

Thời gian cầm quyền của họ, dù ngắn hay dài cũng đã gây ra ít nhiều ảnh hưởng cùng hậu quả cho vận mệnh đất nước, tùy theo khả năng và bản lãnh của họ trong việc điều hành và lãnh đạo quốc gia. Tựu trung, có thể tự hỏi các điểm sau đây:

Tóm lại, câu hỏi mà mỗi người Việt Nam trong hơn 50 năm qua cần đặt ra với năm “công dân” cao cấp của tỉnh Vĩnh Long, qua tư cách Thủ tướng là họ đã làm được những gì cho đất nước trên hai phuơng diện độc lập và phát triển quốc gia?

 

2. Từ Trần văn Hữu tới Võ văn Kiệt, một đoạn đường dài 50 năm:

 

2.1 Trần văn Hữu:

Tran_Van_Huu.jpg

Là người Tây học, đã làm Thủ tướng ba lần dưới trào Bảo Đại. Tháng 12/1946, Việt Minh rời khỏi Hànội tổ chức tiêu thổ kháng chiến chống Pháp. Còn người Quốc gia thì nổ lực tìm kiếm các cuộc thương lượng hòa bình với Pháp, mong Pháp trả lại độc lập cho Việt Nam. Trong sứ mạng này ông Trần văn Hữu đã gia nhập chánh phủ Bảo Đại để thương lượng thỏa ước Việt Pháp. Trong bản công bố Việt Pháp ngày 5/6/1948, Pháp long trọng thừa nhận Việt Nam độc lập và thống nhất trong khối Liên Hiệp Pháp.

Ngày 9/3/1949 thoả ước Pháp Việt thành hình với đại cương như sau: Pháp thừa nhận Việt Nam có tổ chức hành chánh, tư pháp, quân đội, tài chánh riêng. Nổ lực này rất phù hợp với khuynh hướng của quốc tế lúc bấy giờ, là thúc đẩy phong trào giải thực tại các nước Á Phi, trong đó có Việt Nam.

 

2.2 Trần văn Hương:

Cu_Tran_van_huong

Câu chuyện của cụ Trần văn Hương là một câu chuyện dài, khởi đầu bằng những ngày đi kháng chiến chống Pháp vào tháng 8/1945. Sau đó trở về thành làm Đô trưởng Sàigòn năm1954/1955 dưới thời Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Năm 1960 cụ Hương gia nhập nhóm trí thức Caravelle gởi một bản tuyên ngôn (gọi là Tuyên ngôn Caravelle) cho Tổng thống Diệm nhằm cảnh giác những tệ hại của chánh phủ; nhưng chỉ được lưu ý tới bằng những ngày tù tội cho chính những người gởi Tuyên ngôn mà thôi.

Dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, cụ Hương đảm nhận một lần nữa chức vụ Đô trưởng Sàigòn, hai lần Thủ tướng, Phó Tổng thống rồi sau cùng là Tổng thống vào những ngày chót của tháng 4/1975. Ngày 27/4/1975 trong cuộc trao quyền Tổng thống cho Đại tướng Dương văn Minh, cụ Hương có vẽ đắn đo. Đó không phải vì tham quyền cố vị như một số người xấu miệng muốn kết tội cụ, mà đây là vì vấn đề tuân hành Hiến Pháp 1967. Cụ không thể làm một chuyện vi hiến như thế được, dù rằng trước áp lực quá nặng, quá lớn của tình hình chánh trị lúc bấy giờ. Do đó mới có phiên họp của lưỡng viện Quốc hội để hỏi ý kiến về sự trao quyền cho Tướng Dương văn Minh. Đây cũng là một đặc tính của con người cụ Trần văn Hương: địch quân đã đến bên cửa sổ mà cụ vẫn tỉnh bơ chăm lo việc nước của miền Nam.

 

2.3 Nguyễn Văn Lộc

Là con một điền chủ, thân sinh của ông từng làm Hương Cả tại làng Long Hồ. Ông Lộc là người Tây học, làm Luật sư, có bằng Cao học Hình luật và sau cùng là Viện trưởng Viện Đại học Cao Đài Tây Ninh.

Năm 1968 ông làm Thủ tướng sau khi liên danh Nguyễn văn Thiệu- Nguyễn cao Kỳ đắc cử Tổng thống, Phó Tổng thống. Chánh phủ của ông chỉ tồn tại được 7 tháng. Vào giữa thập niên 1960 ông làm Tổng Thư ký hội Liên Trường, một tổ chức qui tụ phần lớn trí thức miền Nam. Ông Lộc cũng là một thi sĩ với bút hiệu Sơn Khanh. Nhiều tập thơ của ông ca ngợi kháng chiến xuất hiện vào thời kỳ 1946-1949 và chính ông cũng là người theo kháng chiến chống Pháp. Ông Lộc có bà con ruột thịt với ông Phạm Hùng, sau này là Thủ tướng của Nhà nước Cộng sản Việt Nam.

 

2.4 Phạm Hùng:

Dân làng Long Hồ. Nhà của thân sinh ông Phạm Hùng nằm cạnh bên nhà của thân sinh ông Nguyễn Văn Lộc, vì hai người có bà con ruột thịt với nhau. Nghe nói Phạm Hùng đã theo Cộng Sản từ năm 16 tuổi, cũng từng giữ chức vụ lớn trong đảng bộ Cộng Sản Miền Nam.

Theo cuốn sách “Kết thúc chiến tranh 30 năm” của Tướng Trần văn Trà thì trước khi Cộng Sản Bắc Việt tấn công miền Nam, Trần văn Trà đã đi cùng với Phạm Hùng ra Bắc để thuyết phục quân đội Bắc Việt tấn công miền Nam vì cho rằng lúc đó là thời cơ thuận lợi nhứt (khoảng tháng 3/1975). Phạm Hùng là Thủ tướng của chánh quyền Cộng Sản vào giữa thập niên 1980. Trong thời gian này có quá nhiều khó khăn đã xảy ra dưới chế độ bao cấp. Là người miền Nam, chắc ông Phạm Hùng cũng đã nhìn thấy như thế, nhưng chưa chắc ngăn chận được lớp người lãnh đạo mới từ Bắc vào “cai trị” miền Nam.

Theo giới Cải lương ở Sàigòn thì khi còn tại chức vào thời gian sau 1975, Phạm Hùng đã báo động cho họ biết nên lo sắp xếp trước những gì có thể làm được, kẻo các quan “nhớn” vào Sàigòn họ sẽ không cho lập đoàn hát cải lương. Phạm Hùng tuy đã đứng tuổi nhưng trông rất tráng kiện, thế nhưng đã chết bất ngờ làm cho nhiều người trong gia đình nghi ngờ. Phạm Hùng đã được chôn cất trên một khu đất và đền thờ khá lớn gần cầu Ông Me nơi sanh quán của ông.

 

2.5 Võ văn Kiệt:

Hiện nay có vẽ vẫn còn khỏe mạnh, mặc dù đã trên 80. Sanh quán tại quận Vũng Liêm, nghe nói là xã Giòng Ké (Trung Ngãi) cách chợ Vĩnh Long khoảng 30 cây số. Nhiều người nói trong thời kháng chiến ông Kiệt thường ngụ trên bờ sông Giòng Ké, gần Ngã Hậu. Đây là một khu ruộng lúa trù phú, gồm 4 cánh đồng thuộc bốn quận Vũng Liêm, Trà Ôn (Vĩnh Long), Tiểu Cần và Càn Long (Trà Vinh).

Tại miền Nam, ông Kiệt được coi là đại diện của nhóm “xé rào” tức là không tuân hành các chỉ thị không hợp với phía Nam, hoặc là quá cứng rắn không thể “nhai” nổi của thời bao cấp. Chính nhờ thế mới giựt dậy nổi nền kinh tế hầu như sắp sụp đổ của những ngày sau 1975.

Trước khi Đại hội lần thứ X của đảng Cộng Sản Việt Nam được tổ chức vào tháng 3/2006, ông Kiệt đã kêu gọi hãy sinh hoạt dân chủ nhiều hơn trong đảng của ông và ca ngợi thành phần thứ ba thuộc chế độ cũ. Gần đây ông còn kêu gọi Cộng đồng hải ngoại hãy hòa giải với Cộng sản trong nước. Chuyện này còn lắm nhiêu khê, làm sao thực hiện được nếu Cộng sản chưa chịu thay đổi.

Ông Kiệt làm Thủ tướng chánh quyền Cộng Sản từ 1991-97 và được xem là người có năng khiếu về kinh tế hơn là chánh trị. Chính ông là tác giả của tài liệu 30 trang chủ trương mở cửa kinh tế cho Việt Nam hồi đại hội đảng Cộng Sản lần thứ IX. Nhưng cũng chính ông là tác giả của nghị định 31/CP, một văn kiện dùng để giam giữ các công dân lương thiện, nhưng không phục tùng chế độ, một thời gian dài có thể 2 năm mà khỏi cần đưa ra tòa xét xử.

 

3. Kết luận:

Năm ông Thủ tướng ở cùng một tỉnh qua ba chế độ (Pháp, Mỹ rồi Cộng Sản), suốt 5 thập niên. Thật là điều hiếm có. Có ai hiểu được tấm lòng của người dân Vĩnh Long, của xã Long Hồ, của ông Cò quận 9, của Thầy giáo Hương ở xã Tân Ngãi, chợ Trường An. Các địa danh đó không làm nên tỉnh Vĩnh Long và cũng không thể làm cho người trong cuộc, kẻ viết bài này, quên nó cho được. Bởi vì đó là quê hương, là đất nước của mình.

Người Vĩnh Long

 

http://dongnaicuulongucchau.org.au/tapsan01/subpages/nc_nguho.html

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

11-2014

10-2014

09-2014

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME