AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

NẾP SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MIỀN NAM 

 "La làng" vì... vui ở lễ hội rước kiệu Bà tại Bình Dương

Trước hết lễ hội ở phía nam không có cái để "cướp", không có cái để "luồn xin", chỉ có tấm lòng thiện tâm đến với lễ, đi tới nơi cầu an lành, không đi tới nơi để giành giật lộc thánh, để xôi thịt hóa sự linh thiêng...

image

So với các Lễ hội trong tháng giêng này, lễ hội rước kiệu Bà ở chùa Bà (tỉnh Bình Dương) với sự có mặt của trên 2,5 triệu dân chúng là quá lớn, có thể là lớn nhất.

Thay vì những lễ hội mới diễn ra tại miền bắc đang gây chấn động dư luận bởi sự hung hăng, dữ dằn, vô lễ, dã man của một bộ phận lớn người dự lễ, mà số người tham dự cao lắm cũng chỉ là số vạn, thì tại lễ hội này người ta thấy một sự nghiêm cẩn, thiêng liêng, ngập tràn không khí lễ hội đúng nghĩa.

Khi kiệu Bà được rước đi trên đường phố, nhiều vạn người chờ đợi chiêm bái trong trật tự, không xô lấn, không la hét, không cự cãi, và tất nhiên...không "đùa cợt".

image

image

image

image

Với một lượng khách khổng lồ như vậy nhưng lại không trở thành cơ hội để chặt chém, để kiếm chác.

Và điều này mới đáng "la làng" lên vì ngạc nhiên và trân trọng: Nước uống, nước ngọt, bánh trái, thức ăn, cơm,...tới khăn lạnh...tới cả WC...đều miễn phí. Miễn phí từ tay bà con địa phương, bằng sự tự nguyện đóng góp của làng trên xóm dưới, từ các thương gia, các tiểu thương, các nhà hảo tâm, tự nguyện tổ chức nên một hệ thống phục vụ miễn phí không sót một ai.

Các cửa hàng bán đúng giá niêm yết, không tăng một xu, người dân Bình Dương coi đây như là dịp khoe hết ra sự hào hiệp, lòng tốt, tính hiếu khách và thái độ trọng thị với bà con dân chúng cả nước về với Lễ hội.

image

image

image

image

Điều mà bà con Bình Dương đang phục vụ cho Lễ hội này là quá xa lạ, quá xa lạ, quá xa lạ - tôi cố ý nhấn mạnh như thế với các địa điểm có lễ hội to nhỏ lớn bé ở miền Bắc, hay nói chính xác hơn nữa là ở khắp cả nước nhưng nếu so sánh cao thấp, trên dưới, nặng nhẹ, hiền dữ thì lấy các lễ hội ở đồng bằng bắc bộ ra so.

Bây giờ thì lại phải đặt câu hỏi: Vì sao lễ rước kiệu Bà ở  Bình Dương lại có thể có nền nếp, có văn hoá, có ấn tượng tốt đẹp như thế so với miền bắc?

Và nhiều lễ hội khác ở khu vực phía nam cũng diễn ra êm thấm, sâu lắng, đẹp đẽ dù số lượng người tham dự đều rất lớn.

Trước hết lễ hội ở phía nam không có cái để "cướp", không có cái để "luồn xin", chỉ có tấm lòng thiện tâm đến với lễ, đi tới nơi cầu an lành, không đi tới nơi để giành giật lộc thánh, để xôi thịt hoá sự linh thiêng, để chen vai thích cánh giật lấy sự thèm khát bỗng lộc chức tước.

Lễ hội ở miền nam không tạo ra cho con người tham dự thói ganh đua, thói háo danh, thói càn rỡ, không kích thích vào sự hiếu động, kích thích vào tâm tính dã thú, man rợ, không dẫn dụ u mê vào cõi ham hố, thèm khát vật chất danh giá, không bị bóp méo và biến thái của cái gọi là các ban tổ chức núp bóng chính quyền sở tại.

Vậy thì nếu các lễ hội cướp phết Phú Thọ, cướp hoa tre ở Sóc Sơn, ấn đền Trần Nam Định... tại sao không trả lại đúng truyền thống, nhẹ nhàng, thanh cao, nhân văn, thực sự là vui, thực sự là êm ả, vứt đi cái kiểu làm kích thích trò giành giật, trò háo danh, trò buôn thần bán thánh...chắc chắn người đi lễ sẽ hết cơ hội bộc lộ những hành vi xấu...

Đừng có nói những lễ hội ở miền nam êm ả, thuần chất là vì đó là người miền nam, không, số lượng người bắc tham sự cũng nhiều vô cùng đấy, nhưng cũng những con người ấy nếu ra bắc dự lễ..khéo rồi lại cuồng lên để cướp, để giật, để xô, để đạp cả thôi.

Như vậy là rõ rồi, chỉ có cách duy nhất là loại bỏ, lược bỏ, thu xếp, điều chỉnh lại các lễ hội mang tính chất ganh đua, giành giật, tạo tâm lý mua bán, tạo cơ hội buôn thần bán thánh...trả lại đúng căn nguyên truyền thống, dẹp bỏ sự lợi dụng của chính quyền để tận thu...thì chắc chắn lễ hội ở đâu cũng tốt đẹp và nguyên bản truyền thống.

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME