AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Viết cho tháng Tư đen / Nguyên Quân‏

  

Quang Nguyen

                    Coi như một lời sám hối

          Quyền và vợ phải mất hơn sáu giờ lái xe mới đến Houston, sau khi đem hành lý vào phòng một khách sạn nhỏ trên đường N. Wilcrest, Quyền vào rest room rửa mặt cho khỏe và cũng chờ đợi vợ trang điểm sơ lại gương mặt và thay áo quần. Rồi cả hai cảm thấy bao tử như bị kiến bò nên tất bật ra xe, chạy thêm vài block đường nữa thì tới Mall HongKong 4. Hai vợ chồng quyết định vào Phở Danh phía bên trong, Quyền nghĩ đến tô đặc biệt mà thèm nhỏ rãi. Bây giờ độ khoảng 2: 00pm vào ngày thường nên người đi dạo trong mall không tấp nập như weekend. Qua khỏi gian hàng bán sách báo và băng đĩa nhạc Phương My, Quyền để ý thấy có một cặp đi ngược chiều với mình, ‘chàng’ cũng phải trên sáu bó ‘nàng’ khá đẹp, đi đứng không được tự nhiên lắm phải nhờ vào chàng, có lẽ nàng bị khiếm thị chăng, Quyền nhìn kỹ họ thấy quen quen nên chận họ lại hỏi “ Anh có phải là Cẩn, Trần Minh Cẩn không?”. Cẩn nhìn Quyền đăm đăm rồi reo lên “Mầy đó hở Quyền”. Hai người thật mừng rỡ ôm chầm lấy nhau vì họ là bạn cùng trường và cùng quê SócTrăng, xa cách gần bốn mươi năm rồi mới gặp lại. Buông nhau ra cả hai giới thiệu vợ mình cho bạn biết, xong Quyền nói:

          --- Vợ chồng tao ở xa lắm vừa mới tới đây, hiện giờ tụi tao đang đói hay bốn người mình vào ủng hộ phở Danh đi.

          --- Vợ chồng tao cũng từ trong đó ra, nhưng không sao tụi tao gọi nước uống để được ngồi đó nói chuyện với mầy là tao vui lắm rồi.

          Bốn người đi ngay đến quán phở, cặp Cẩn và vợ đi hơi chậm, Cẩn cho biết vợ bị khiếm thị từ lúc còn ở VN. Vợ Cẩn là cô giáo Duyên được Ty Học Chánh tỉnh lỵ ưu đải cho phép theo chồng dạy ở Long Phú vì Cẩn đang làm việc tại chi khu nầy. Một tối nọ Việt cộng pháo vào quận, một viên gạch trên tường cao văng ra trúng vào đầu Duyên, máu ra thật nhiều, Duyên ngất xỉu, ban quân y của chi khu, thêm cả Trưởng Chi Y Tế quận cố giúp băng bó vết thương, chích thuốc khỏe. Duyên tỉnh lại nhưng sau đó  Duyên không còn thấy gì cả. Đang đêm không thể chở Duyên về thị xã ST được, vì vấn đề an ninh phải đợi sáng hôm sau và đôi mắt Duyên vỉnh viễn mất ánh sáng kể từ đó. Quyền nghe xong câu chuyện thấy thật xúc động như lần đầu mình đọc bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan.Tại quán phở, Cẩn ngồi đối diện với Quyền, cô giáo Duyên thì đối diện với vợ Quyền, vì vậy họ rất dễ nói chuyện. Đầu chuyện vẫn là hỏi thăm từ gần đến xa như: Hiện tại mầy đang làm gì? Ở đâu? Con mấy đứa cả thảy? Mầy đến Mỹ năm nào? Mầy còn nhớ những thằng bạn học ngày xưa không? V.v…và v.v…Phải nói là Cẩn rất thành công trong việc nuôi nấng con cái, con gái lớn của Cẩn là luật sư T.Trần. Quân hỏi :

          --- Có phải l/s T.Trần chuyên lo vụ thưa kiện BP đó không? Bà nầy nổi tiếng lắm tao có nghe.

          --- Không phải đâu, bà nầy là người bắc chín nút và lớn tuổi rồi, vợ chồng tao làm sao sanh bả được. Mầy ở Arkansas làm sao mà biết bà ấy?

          --- Tại tao quen ca sĩ V.K.

          Cẩn cười và nói “tao chịu thua mầy, cái gì cũng biết hết”. Thằng con trai thứ nhì của Cẩn là b/s nha khoa có phòng nha ở Dallas và thằng con Út là kỹ sư computer làm việc ở Austin. Gia đình Cẩn đến Mỹ năm 1981 bằng đường thủy vượt biên, tụi nhỏ có lẽ thấy mẹ mù đui nên rất lo học hành nên mới thành đạt như vậy. Cẩn cho biết cũng ở tù trên ba năm cho cái tội lỡ dại làm chi khu phó một quận nọ nhưng may mắn chỉ bị nhốt lòng vòng ở miền trung thôi, chưa ra tới bắc Việt. Cẩn hỏi Quyền:

          --- Mầy qua đây năm nào ?

          --- Theo đi theo diện ODL năm 1975.

          --- Diện ODL là diện nào vậy mậy? Tao nghe diện HO, diện ODP, diện PIP ăn theo v.v… chớ tao chưa nghe diện ODL.

          --- ODL là “ở đây lâu” đó mầy, ở đây 38,39 năm chưa đủ lâu sao mậy.

          Cả ba người đều cười khi nghe Quyền giễu già. Quyền tính nhẩm Cẩn sang đây năm 1981 thì sau khi ra tù hắn cũng có vài năm sống ở VN, thử hỏi hắn có gặp lại bạn bè thời đi học không.

          --- Thằng Trí và Suphone phục vụ phòng Năm tâm lý chiến Tiểu khu và với cấp bậc Trung úy thì đi tù khoảng 2 năm được cho về, về nằm nhà làm nhà báo ( báo vợ, báo mẹ). Thằng Nhẫn Đ/u truyền tin tiểu khu Mộc Hóa đi tù cũng khoảng ba năm như tao, sau khi trở về tương đối lành lặn hơn bởi có chị ở Mỹ tiếp tế đều đặn. Tội nhất là thằng An nó rất thân với mầy lúc còn đi học phải không, nó bị tụi VC xử tử tại xã Tân Việt thuộc quận Đầm Dơi cũng là nơi nó làm Phân chi khu trưởng ( xã trưởng ) theo lời thuật lại của em nó là thằng Bình, sở dĩ tao gặp Bình là do tao tìm đường vượt biên qua ngõ Vỉnh Châu (Bạc Liêu) và Bình cũng mom men xuống đây cũng định vượt biên giống như tao, hai anh em gặp lại nhau mừng lắm. Theo lời Bình thì gia đình An được một người lính nghĩa quân cũng là đệ tử ruột của An kể lại rằng: khi nghe lệnh đầu hàng của Tổng Thống Big Minh, An biết chắc thế nào cũng bị giết nên còn mỗi con đường chọn là quyết liệt chiến đấu nếu có chết thì được rạng rỡ hơn, An ra lệnh tử thủ cái “Tổng hành dinh” của nó cũng là cơ quan hành chánh cấp xã trong đó luôn, nhưng nó bị thằng xã phó thừa cơ dí súng vào đầu, sai lính cột trói nó bắt quỳ gối ở sân cờ rồi lấy khăn trắng quấn vào cây tre dài, cắm ở ngõ ra vào mà đợi chờ bọn VC đến tiếp thu. Bọn VC có khoảng chín, mười thằng thế mà khống chế trên bốn mươi người trong đồn, chúng ra lệnh gom mọi vũ khí đặt vào một chỗ, tất cả mọi người phải cởi áo và giày ra, ngồi xổm thành 4 hàng ngang và hai tay đặt lên đầu. Chúng muốn nghe chính bọn đàn em của An tố cáo hắn. Chúng kết tội đây là thằng ác ôn có nợ máu với nhân dân và cách mạng nên tuyên án tử hình tại chỗ. Chúng đè An ra, cởi trói căng hai tay và hai chân rồi dùng 4 cây tre nhỏ độ cườm tay dài chừng 1,5 mét dát nhọn đầu, đâm xuyên hai bàn tay và hai bắp chuối chân ghim xuống đất na ná như hình tượng chúa Kitô trên thập tự giá, người ta nghe tiếng An rú thật rùng rợn 4 lần khi cây tre dát nhọn đâm vào thịt xương và sau đó hắn rên rỉ thật khủng khiếp rồi ngất lịm đi, máu ra quá nhiều lại thêm đói khát, cuối cùng An thực sự ra đi khoảng tám giờ đồng hồ sau đó. Quyền rất xúc động, nước mắt đoanh tròng Quyền cố dằn nén nỗi đau thương nhưng hơn mươi phút chàng mới thấy dịu hẵn, rồi Quyền bắt đầu kể cho Cẩn nghe chuyện Quyền gặp An cuối năm 1971: có nghĩa là khoảng chín năm Quyền không gặp hắn.

Mot_loi_sam_hoi

          --- Một buổi sáng nọ, An đến nhà mẹ tao với bộ quân phục rằn ri lính Dù, béret đỏ, hai mai đen mỗi bên cổ áo, nó định hỏi mẹ tao tin tức về tao, nó không ngờ lại gặp tao tại đây. Hai thằng thật là mừng rỡ, tao biết là nó sắp rủ tao đi uống café với nó, tao hỏi nó ăn sáng chưa, nếu xong rồi thì tao pha café, uống ở nhà nói chuyện thỏa mái hơn vì quá lâu mới gặp lại có rất nhiều chuyện để nói mà ngồi quán café thì ồn ào quá làm sao nói cho đã. Nó đồng ý, nó cho tao biết nó mới vừa ra Hội Đồng kỷ luật của binh chủng Dù và bị loại khỏi binh chủng phải về Bộ Binh, còn tệ hơn nữa là không được về các sư đoàn chánh quy mà phải về làm lính ông địa Tiểu khu. Rồi nó phàn nàn vì bị th/tá P.Khánh, tham mưu trưởng Tiểu khu ST đì sát ván, nó nói:

          --- Hắn thấy tao mặc quân phục Dù mà trình diện hắn là hắn cay rồi, nhưng ít ra hắn phải thông cảm cho tao, tao mới về làm sao tao có ngay bộ quân phục bộ binh để trình diện hắn, nghe nói hắn cũng từ TQLC bị đuổi khỏi binh chủng giống như tao đáng lý hắn thông cảm tao hơn tất cả mọi người.

           Nó ở T/k SócTrăng đâu khoảng 6 tháng gì đó chắc chịu không thấu với ông Khánh nên nó tình nguyện đổi về CàMau, cũng là xứ sở của nó và rồi tao lại mất liên lạc với nó. Sẵn đây, tao kể mầy nghe một vài lần tao đụng độ với ông Khánh hắc ám nầy. Lần đầu tiên là ngày 22 tháng giêng 1972 tức là ngày trước của ngày ngưng bắn da beo. Tao bay phi vụ VR, ông Khánh cũng có mặt trên tàu của tao. Bay VR nghĩa là bay phi vụ mỗi buổi chiều để quan sát vòng quanh tỉnh lỵ bán kính chừng 15 đế 20km hầu phát giác kịp thời Việt cộng có tập trung quân, hoặc di chuyển pháo nặng về gần thành phố không? Chính nhờ những phi vụ nầy của hai phi đoàn trực thăng tác chiến đóng tại phi trường SócTrăng mà Việt cộng không dám pháo vào tỉnh lỵ như trước kia, chuyện nầy là do người dân trong tỉnh họ kháo nhau như thế đó chứ không phải tao thuộc loại mèo khen mèo dài đuôi đâu. Mầy biết sao không, sau khi tao cất cánh về hướng bắc, xong rẽ trái, dưới bụng tàu bây giờ là cây cầu sắt dẫn lối đi Bố Thảo và dọc theo dòng sông đó có chừng chục gian nhà cất thưa nhau, mái lợp ngói, tole hoặc lá phần đông trên nóc đều có gắn miếng thiếc nhỏ vẽ cờ Quốc Gia cho phi cơ nhìn thấy, đây là lệnh chánh quyền địa phương chăng? Trong số nhà cửa đó, có nhà của anh bạn tao thì không thấy có gắn cờ QG. Tao không biết gọi anh là bạn có đúng không, anh ta là thợ hớt tóc giỏi, anh hành nghề ở tiệm Châu Võ đối diện rạp chiếu bóng Nhị Trưng (Danta cũ), tao thường chọn anh ta cắt tóc cho tao.

 co_vang

 Mầy cũng biết mấy ông hớt tóc mà: lắm mồm nhiều chuyện còn tao cũng thuộc hàng “ba đía” có hạng vì thế tao và anh ta thân nhau, tao luôn gọi anh ta bằng anh bởi anh lớn hơn tao gần mươi tuổi. Căn nhà của anh phía dưới, tao đã đến đây nhậu với anh nhiều lần rồi, chúng tao thường mò tôm lò rèn (tôm tiger) dưới sông, đem lên hấp chín cuộn với bánh tráng, mắm sống xé tơi, rau thơm, chuối chát, dưa leo rồi chấm vào chén giấm pha đường cát mỡ gà giầm ớt cay, gừng non thái sợi mà nhậu với “nước mắt quê hương” pha nước dừa tươi, ngon ơi là ngon, lần nào tao cũng say hoắc cần câu. Ông Khánh chỉ nhà bạn tao phía dưới cho một thằng em ngồi phía sau thủ đại liên M60 rồi bảo thằng em nầy bắn kỷ vào đó. Dĩ nhiên thằng em nầy đâu dám bắn, nó phải hỏi trưởng phi cơ trước vì đây còn là vòng đai khu phố mà.

Mot_loi_sam_hoi-2

Tao bảo thằng em không được bắn và lái tàu đi nhanh về phía khác. Ông Khánh giận tao lắm nhưng không làm gì được tao lần nầy. Rồi lần kế, tao cũng gặp lại ông trong phi vụ “rọi đèn soi ếch”. Đây là cách gọi đùa cợt của bọn tao, chứ thật thì trên tàu bay được gắn hai dàn đèn flood - light công suất vài ngàn watt, chúng tao thường được chia phiên nhau bay tàu nầy suốt đêm để soi sáng vòng đai alpha của tỉnh lỵ. Đêm đó mới khoảng 10 giờ, ông Khánh cùng 2 thằng tà lọt lái chiếc Jeep vào phi trường xin chiếc “soi ếch” cất cánh sớm lý do có tin VC kéo về gần khu nhà đèn trên đường đi Bãi Xào. Và ông cũng nói trước với bọn tao là khi nào ông cần bắn xuống là phải bắn cho ông, tao chỉ cười cười nói: được rồi, major. Phải nói vậy cho ổng vui, chứ tụi tao biết nếu cứ nghe lời ổng bắn bậy thì có ngày bốn thằng phải ra tòa án quân sự, nhẹ lắm cũng bị đày ra bộ binh mà tao thì ở KQ quen rồi, tính đến năm 1972 cũng được sáu năm đó. Tao vừa cho tàu cất cánh về hướng bắc, vừa có cao độ thì rẽ phải là trên mục tiêu ngay. Tao nghe ổng chửi thề la hét um sùm trên tần số FM với đơn vị nào đó, ông còn đòi nã đại liên M60 xuống nữa chớ. Với cao độ  chừng 2 đến 3 trăm mét cách mặt đất, tao thấy rất rõ bên dưới: có vài chiếc GMC, khoảng 4,5 chiếc Jeep Cảnh Sát bật đèn sáng choang thì tao tin chắc có thằng cháu gọi tao bằng cậu đang hành quân lục soát phía dưới, sau khi đảo vài vòng quan sát, tao xử dụng radio FM trên tàu liên lạc với nó qua máy C25:

          --- Tango, đây Quebec gọi.

          --- Nói đi Quebec.

          --- Quebec là đom đóm đang bay trên đầu của bạn đây. Tình hình bên dưới thế nào? Bọn vịt con có về nhiều lắm không, có cần trợ giúp gì không?

          --- Cám ơn Quebec nhiều, làm gì có chuyện vịt con về đây. Đây chỉ là vài tên lính ông địa vô kỷ luật, nhậu say cướp sòng bạc, trước khi rút lui chúng sợ bị đuổi theo nên ném một quả lựu đạn M26 cũng may không ai thương tích gì cả. Hiện tại 2 trung đội CSDC có bổn phận lục soát, đã xong việc đang kéo nhau ra ngoài, lên xe về nghỉ. Good night Quebec.

          Vậy thì quá rõ ràng, tao phải mời ngài th/tá xuống để tao còn tiếp tục "soi ếch" đến khi nào cạn hết xăng mới được xuống “ca” vì đó là lời giao ước giữa bọn tao.

          Bẳng một thời gian đến năm 1974 tao lại có dịp gặp An tại Cà Mau, đúng như mầy nói lúc nầy hắn là Xã trưởng, trông hắn rất oai phong và nhiều tiền của, tao đang thi hành phi vụ nên không có thời giờ để nhậu với nó. Tao đùa với nó thà ra nắm tiểu đoàn đi hành quân sướng hơn chứ làm phân chi khu trưởng có ngày tụi vẹm tóm được mầy là nó thiến đấy. Nó cười nói là nó có cách trị vc, thật ra thì cách của nó thì tao cũng nghe nói nhiều lắm rồi, nghĩa là nó bắt gia đình nào có con em theo vc thì lúc chạng vạng bị lùa vào ngủ tại cột cờ trụ sở cấp xã của nó, làm như vậy thì đố cha thằng vc nào dám cả gan pháo hoặc overgun tấn công được. Đó là chưa kể thỉnh thoảng bọn nó còn tóm được mấy vịt con lẻn về thăm gia đình, bọn nó lên án tử hình, nhắn tin gia đình phải tìm cách cứu mạng con em họ, bằng cách gì thì chắc ai cũng biết. Chính vì vậy mà vc xử nó quá nặng tay chăng?

          Còn chuyện ông Khánh bị cs hạ sát một cách hết sức thương tâm sau ngày 30 tháng tư, tao cũng có nghe để tao kể tiếp mầy xem có đúng không. Nghe nói đâu vào năm 1973 hay 74 gì đó, ông có một thời gian tạm giữ chức ‘xử lý thường vụ Quận trưởng’ tại quận Kế Sách. Ông gây quá nhiều ân oán tại địa phương. Rồi vào ngày “đứt phim”, bọn cs vào tiếp thu thì ngay ông quận đang tại chức, cũng chỉ bị bọn cs giam giữ vài ngày xong thả về để đợi bị lùa đi “cải tạo” như bao sĩ quan khác, riêng ông Khánh chúng cho người về Sàigòn bắt ông tại nhà, đem ông xuống Kế Sách cho “nhân dân” xử tội. Ông bị kéo lôi sau chiếc Jeep lùn như phim La Mã - kẻ thua trận bị lôi sau chiến xa 2 bánh do cặp ngựa vạm vỡ kéo, da thịt bị rách bươm tả tơi rồi chết liền sau đó.

          Nầy Cẩn, thú thật với mầy tao rất hối hận cái lầm lỗi của mình và hãy coi đây như một lời sám hối vì ngày xưa tao rất ghét và hay trách cứ bất cứ hành động nào quá ư tàn bạo, háo sát với người dân trong vùng hành quân vì lúc đó tao đang mang trong đầu một lý tưởng chính nghĩa Quốc Gia chân chính, đầy lòng bác ái tình người. Một rocket phóng ra hay một tràng đạn đại liên sáu nòng rải xuống đều có sự cân nhắc, đắn đo trong lương tâm người trưởng phi cơ, đây không phải riêng tao đâu mà gần như tất cả chiến sĩ Quốc Gia mình là như thế đó, có cùng một mẫu số chung là tâm niệm “lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn”. Có lẽ đó là do cái giáo dục ở nhà trường, thuở nhỏ bọn mình đã được quý thầy cô dạy cách làm “quân tử tàu”, tao nhớ thầy Việt văn hay khuyến khích bọn mình cần phải đọc truyện Tam Quốc diễn nghĩa. Hỏi ai mà không xúc động khi xem cái đoạn Lưu Bị bị Tào Tháo vây ngặt nghèo ở Phàn Thành, Lưu Bị phải bỏ Phàn Thành, chăn dắt bá tánh chạy về Tương Dương cầu cứu với thằng cháu họ tên là Lưu Tôn, nhưng Lưu Tôn không dám cho vào thành, cuối cùng phải dẫn trăm họ chạy xuống Giang Lăng. Bởi Lưu huyền Đức là vị chúa nhân hậu, lấy đức độ mà trị dân nên dân chúng, trăm họ thật một lòng kính mến mong muốn được trị vì bởi đấng minh quân nầy, chính vì thế nào kẻ dắt cha, người cỏng mẹ, đàn bà thì tay bế, nách mang con trẻ cố bám theo đoàn quân vì vậy mà làm chậm bước đường bôn tẩu, đoàn quân và bá tánh đã lắm lần phải làm bia thịt cho quân Tào Tháo tập bắn, thây người chất thành núi, máu tuông thành sông, tiếng khóc than vang vọng cả bầu trời và cũng trong trận nầy Lưu Bị mất đi một bà vợ yêu quý là Mê phu nhân, tức mẹ của Thái tử A Đẩu.

  Mot_loi_sam_hoi-4

Đại lộ kinh hoàng ( từ ngã ba Hải Lăng đế Bến Đá )

          Sở dĩ tao kể một ít chuyện tàu với mầy ở đây thì cứ coi như là chuyện khơi màu để chúng ta so sánh:  giữa hồ chí minh và những con người cs so với Tào Tháo thì thấy họ chẳng có khác gì nhau cả. Câu châm ngôn “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” (La fin justifie les moyens) luôn là kinh nhật tụng trong con người cs vì vậy bất cứ hành động nào cho dù tàn ác đến đâu họ cũng dám làm cả. Mình thử nhìn về quá khứ: Tết Mậu Thân (1968) tại cố đô Huế, cs chỉ  tạm làm chủ tình hình tại đây chừng hơn 2 tuần thôi mà giết gần vạn người dân nơi nầy. Rồi cuối tháng ba năm 1972 (mùa hè đỏ lữa) Bắc quân xua hằng mấy sư đoàn xâm chiếm Quảng Trị, người dân nơi đây thà chết chớ quyết không chịu chung sống cùng loài quỉ đỏ nên tản cư về phương nam, cộng quân bám theo và pháo loạn xạ vào, đoạn đường chỉ chừng 7 cây số nếu tính từ ngã ba Hải Lăng đến Bến Đá (trên QL1 mới) mà đã có năm ba nghìn người chết về tay giặc, chuyện quá ư kinh hoàng đến nổi các nhà văn, nhà báo đặt cho cái tên “Đại lộ kinh hoàng” thì quả không sai vào đâu được. Chưa hết đâu, cuối tháng ba năm 1975, chúng ta vì bị cắt xén quá nhiều nguồn viện trợ, cụ Thiệu bắt buộc quyết định phải triệt thoái Tây Nguyên, mới giữ vững được vùng ven biển, cuộc lui quân đã chọn trên liên tỉnh lộ 7B, rồi một số lớn đồng bào nghe được tin nầy lại ùn ùn bỏ nhà, bỏ cửa vùng núi cao nguyên để cùng theo đoàn quân triệt thoái. Sau đó cộng quân biết được đuổi theo, khi đến Cheo Reo (Phú Bổn) nhất là gần xã Phú Túc thì cộng quân lại dùng chiến thuật cũ là pháo bừa bãi vào đoàn dân quân triệt thoái gây số thương vong lên đến hàng vạn người.

 Mot_loi_sam_hoi-5

Hình ảnh triệt thoái trên liên tỉnh lộ 7B

         Đoạn kết, chúng ta không thể chối bỏ chuyện chúng ta thua trận, mặc dù chúng ta có chánh nghĩa, mặc dù chế độ Cộng Hòa được toàn dân yêu mến chọn lựa như đã dẫn chứng ở đoạn trên. Rồi khi đã đi sâu vào cuộc chiến mà còn khư khư chú trọng quá nhiều vào nhân tâm thì đó là cũng một thiệt hại lớn, chưa kể hành động hững hờ của người mà chúng ta gọi là đồng minh. Đầu năm1975, miền nam như là con bệnh ở vào giai đoạn cuối, đạn dược xăng nhớt chỉ đủ chiến đấu một vài tháng, viện trợ khẩn cấp bạn đồng minh hứa giúp cũng xù luôn, hỏi mượn thì chẳng ai cho mượn vì thế quân đội miền nam như một võ sĩ bị bịt mắt, trói tay quăng lên võ đài để đấu với tên côn đồ mà trên tay hắn đang cầm sẵn gươm bén giáo nhọn……..

          NGUYÊN  QUÂN

      Kỉ niệm 40 năm xa xứ

 

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

 

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME