AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Trại định cư tiêu biểu: Cái Sắn

Nguyễn Văn Lục

  Cái Sắn hội đủ các điều kiện về đất đai phì nhiêu, lý tưởng của một trại định cư kiểu mẫu và trù phú. Thủ tướng Ngô Đình Diệm gọi vùng đất này là để “dành cho con người, để nối liền Long Xuyên với Rạch Giá và qua Rạch Giá, mảnh đất đem lại yên hàn và trật tự cho vùng này”.

image

Cuộc di cư năm 1954 (tiếng Anh: Operation Passage to Freedom)

Còn đối với người Mỹ thì như nhận xét sau đây trong Passing the Torch: “Cái Sắn was hailed by the US as a symbol of South Viet Nam‘s determination to shelter people who linked their future with that of the free government”. (Trích Passing the Torch, trang 141) Cái Sắn được chính quyền Mỹ chào đón như biểu tượng về lòng quyết tâm của miền Nam Việt Nam để che chở những ai đặt tương lai của họ vào tương lai của một chính quyền tự do”.

Nha định cư đã đưa tất cả 42.145 đồng bào tới định cư ở Cái Sắn, gồm 15 trại định cư và 8325 căn nhà.

image

Khoảng một triệu người dân miền Bắc (khoảng 800 ngàn trong đó là người Công giáo di cư đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955 theo những chuyến tàu do Pháp và Mỹ tổ chức ̣(U.S. Navy photo)

      Giải đất hình chữ nhật, rộng đến 270.000 ngàn mẫu tây, chiều dài kênh Cái Sắn là 25 dặm, chiều ngang 16 dặm, được tưới tiêu bằng con kênh Rạch Sỏi, chạy dọc theo trại và đổ ra dòng sông Bassac. Kênh đó nay được gọi là kênh Cái Sắn, một trong những vùng đất lý tưởng nhất cho việc định cư. Phía Bắc có 14 con kênh đào, phía Nam có 3 kênh. Thêm vào đó là 13 kênh nhỏ với chiều dài tổng cộng là 159 cây số. Những con kênh này, bề ngang rộng 6 mét và sâu 4 mét, chiều sâu ở giữa kênh và bờ kênh thì sâu 1 mét 50. Bên mỗi bờ kênh, sâu vào 20 mét là những căn nhà ở của dân chúng. Đất đào ở các con kênh thì dùng để đắp nền nhà. Việc đào kênh đều làm bằng tay mà trung bình một người đào được khoảng 7mét khối/một ngày.

image

Một bà mẹ bế con đứng trước tấm bảng của Chiến dịch Đường Tới Tự Do tại bến tầu. (Ảnh National Geographic)

      Các kênh được gọi là kênh 1, kênh 2, kênh 3, kênh 4, kênh 5 rồi kênh Tân Hiệp và sau đó tiếp theo là các kênh A, B, C, D, E, F, G, và H. Công chung tất cả các kênh gồm 8.086 lô đất. Mỗi lô đất dành cho một gia đình là 3 mẫu tây vừa là nhà ở và đất để trồng trọt. Mỗi lô đất rộng 30 mét tây chiều ngang và 1000 mét chiều dài.

Nhưng để đất có thể trồng trọt được, cơ quan USOM đã dùng 110 máy ủi đất để cào sới đất, sau đó dùng máy cầy san đất. Tính chung là 1.800.000 mét đất đã được ủi và cào xới.

Chính quyền có cấp phát cho các gia đình trâu để cầy ruộng. Trâu mua từ Thái Lan về. Đã có 2148 con trâu đã được cấp phát cho các trại di cư ở Nam Phần và 40 con ở Trung Phần.

Riêng ở Cái Sắn, cứ 4, 5 gia đình chung nhau một con trâu để cầy ruộng. Sau này, nhiều người có tiền thì có thể mỗi nhà có một con trâu để lo việc cầy bừa ruộng.

Trên toàn thể các trại di cư, chính phủ đã giúp đào được 5405 cái giếng và phân phối khoảng 400 tấn phân bón. Đồng thời phân phối khoảng 60 ngàn cuốc xẻng. Chính phủ cũng cho nông dân đi định cư vay một số tiền là 118.217.200 đồng (118 triệu).

Hầu hết diện tích 270.000 mẫu tây dành cho người di cư và một phần dành cho người dân địa phương chưa có nhà cửa. Những cư dân địa phương, khoảng 20.000 ngàn người thì được ở khu vực kênh Tân Hiệp vốn đã có sẵn từ trước.

Chính phủ Hoa Kỳ còn cung cấp cho dân định cư, lúc đầu là 50.000 người, dự trù thêm 50.000 nữa, một số tiền là 400 triệu đồng cùng với tất cả các dụng cụ nông nghiệp mà số tiền tính ra khoảng 1 triệu Mỹ kim.

Mùa gặt đầu tiên ở Cái Sắn đã thu về được 4000 tấn gạo mà phần lớn từ mùa thu hoạch “lúa xả, hay floating rice”.

Cái Sắn là một tiêu biểu cho sự thành công của người di cư tị nạn cộng sản.

Source:http://www.thuchoamdhk.com/Nhin%20lai%20cuoc%20di%20cu%201954%20-%201955.html

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME