AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

R.I.P: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích

image

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời lúc 12 giờ sáng ngày 3/3 (giờ miền đông Hoa Kỳ) khi đang trên chuyến bay tới thủ đô Philippines tham dự một hội nghị cổ súy cho chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một học giả uy tín và cũng là một nhà hoạt động vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam, vừa đột ngột qua đời khi đang trên chuyến bay tới thủ đô Philippines tham dự một hội nghị cổ xúy cho chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh từ bang Virginia, anh trai giáo sư Bích, cho VOA Việt ngữ biết ông nhận được hung tin lúc 12 giờ sáng ngày 3/3 (giờ miền đông Hoa Kỳ) từ vợ giáo sư Bích, Tiến sĩ Đào Thị Hợi. Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh:

image

"Nhận được tin báo do bà Bích gọi từ máy bay về trong khi máy bay còn chưa tới Manila, báo tin ông Bích mới bị cơn đau tim và đi rồi."

Hiện giờ bạn bè và người quen của giáo sư Bích đang túc trực ở sân bay tại Manila chờ  máy bay đáp xuống để lo các thủ tục nhận xác.

image

Ông tới Manila lần này để tham dự hội nghị Biển Đông mà các thành viên trong tổ chức Họp mặt Dân chủ  phối hợp với một số đoàn thể người Philipines đồng tổ chức, thảo luận về tranh chấp Biển Đông, chủ quyền Việt Nam, và cách ứng phó với sự bành trướng của Trung Cộng .

image

Cùng có mặt trên chuyến bay với ông có giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà tranh đấu dân chủ lâu năm của Việt Nam.

Giáo sư Bích được nhiều người biết tiếng vì các hoạt động không ngừng nghỉ của ông ở hải ngoại nhằm cổ võ một nền dân chủ, nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.

image

Ông góp mặt trong rất nhiều các sinh hoạt chính trị-văn hóa-xã hội của người Việt tại Mỹ và thường xuyên là khách mời danh dự, diễn giả của rất nhiều sự kiện quan trọng liên quan tới nhân quyền Việt Nam.

Giáo sư Linh cho biết tình trạng sức khỏe của giáo sư Bích trước chuyến đi ổn định và cơn đau tim đột tử có thể là kết quả của những năm tháng miệt mài tận lực làm việc của giáo sư Bích vì cộng đồng người Việt, vì những đồng bào trong nước khát khao một nền dân chủ đích thực:

"Ông ấy trước đó vẫn làm việc bình thường, vẫn hăng say. Buổi tối vẫn làm việc tới 2 giờ sáng. Tôi vẫn nhắc ông ấy phải đi bác sĩ coi sức khỏe, phải kiêng cữ, nhưng ông ấy bận quá. Ai nhờ việc gì cũng làm, ông ấy làm việc nhiều quá."

image

Giáo sư Bích là một nhà sư phạm am tường văn chương-ngôn ngữ, một chuyên gia dịch thuật, một nhà biên khảo kỳ cựu, và nguyên là Giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA). Ông cũng từng được bổ nhiệm làm Giám đốc Song ngữ của Bộ Giáo dục Liên bang Hoa Kỳ thời Tổng thống George W.Bush.

image

Trước khi mất, ông giữ chức Chủ tịch ‘Nghị hội Toàn quốc của Người Việt tại Hoa Kỳ’ và vừa hoàn thành bộ Việt Sử cùng với Giáo sư Lê Mạnh Hùng xuất bản cách đây không lâu.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh năm 1937 tại Hà Nội. Năm 1954, ông du học Mỹ theo chương trình học-bổng Fulbright và tốt nghiệp ngành Chính trị học năm 1958.

image

Về Việt Nam năm 1972, ông cùng vợ là Tiến sĩ Đào Thị Hợi lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn và kiêm chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ Dân Vận Chiêu Hồi.

image

Từ sau 30/4/1975, Giáo sư Bích rời Việt Nam sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị và định cư tại bang Virginia.

Sự nghiệp

Dịch-thuật: A Thousand Years of Vietnamese Poetry (Một nghìn năm thi ca VN, Alfred A. Knopf, 1975), War & Exile: A Vietnamese Anthology (chủ biên, Chiến tranh và Lưu đày: Tuyển tập văn thơ VN hiện đại, Trung tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ, 1989, để đi dự Đại hội Văn-bút Thế-giới ở Montreal, Canada, tháng 9-1989), Trường Ca Lời Mẹ Ru / A Mother's Lullaby của Trương Anh Thụy (dịch sang tiếng Anh, Cành Nam, 1989), Hoa Địa Ngục / Flowers of Hell và Hạt Máu Thơ / Blood Seeds Become Poetry (dịch thơ Nguyễn Chí Thiện, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 1996), From Enemy to Friend (dịch "Mây Mù Thế Kỷ" của Bùi Tín, Naval Institute Press, Annapolis, MD, 2004), Cung Oán Ngâm Khúc / Complaints of an Odalisque (dịch và giới-thiệu thơ Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều, East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2006), Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories (dịch với người khác 3/7 truyện của Nguyễn Chí Thiện, Yale Southeast Asian Studies, 2007), Zenith (dịch chung với Hòa và Stephen B. Young "Đỉnh Cao Chói Lọi" của Dương Thu Hương, Viking, 2012).

Biên khảo

North Vietnam: Backtracking on Socialism (Vietnam Council on Foreign Relations, Saigon, 1971), giới-thiệu về thơ VN trong Nguyễn Đình Hòa, chủ-biên, Some Aspects of Vietnamese Culture (Southern Illinois University, Carbondale, IL, 1972), An Annotated Atlas of the Republic of Vietnam (Embassy of Vietnam, Washington DC, 1973), Hồ Xuân Hương: Tác-phẩm (Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2000), Omar Khayyam - Rubaiyat: Thơ và Đời (dịch và giới-thiệu thơ Ba-tư, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2002), Tet, the Vietnamese New Year (East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2004), Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn (1 trong 7 soạn-giả, Viện Việt Học, 2009), Lưu Hương Ký (thơ chữ Nôm và chữ Hán của Hồ Xuân Hương, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2011).

Mỹ thuật – Âm nhạc

Vietnamese Architecture (dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Năng Đắc và Nguyễn Quang Nhạc, Embassy of Vietnam, Washington DC, 1970), 15 Ca-khúc mừng Giáng Sinh (National Center for Vietnamese Resettlement, 1975), Ngục Ca / Prison Songs (thơ Nguyễn Chí Thiện do Phạm Duy phổ nhạc, NNB làm lời tiếng Anh hát được, VICANA, 1982), dịch một số bài trong Trần Cao Lĩnh, Vietnam, My Country Forever (nhiếp ảnh nghệ-thuật, Aide à l'Enfance du Viet Nam, Paris, 1984), tác-giả hai bài về huyền-thoại VN và thơ VN trong Vietnam: Essays on History, Culture and Society (New York: The Asia Society, 1985), dịch danh-mục hội-họa VN trong An Ocean Apart: Contemporary Vietnamese Art from the United States and Vietnam (“Nghìn Trùng Xa Cách,” Washington, DC: Smithsonian Institution Traveling Exhibit Service, 1995), dịch các tiểu-luận về mỹ-thuật trong Thái Tuấn: Selected Paintings and Essays (Garden Grove, CA: VAALA, 1996).

Góp mục từ điển

"Southeast Asian Literature," trong Funk and Wagnalls New International Yearbook 1965, "Southeast Asia," trong The Oxford Companion to Women's Writings in the United States, "Nguyen Chi Thien" trong Mark Wilhardt, Who's Who in Twentieth-century World Poetry (Routledge, London, 2002).

Góp mặt trong các tuyển tập

Dịch thơ VN trong Dorothy B. Shimers (chủ-biên, Voices of Modern Asia, New York: New American Library, 1973), có gần 40 bài thơ Việt trong Katharine Washburn và John S. Major, World Poetry, An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (Thơ Thế-giới, một tuyển-tập từ thượng-cổ đến ngày nay, New York: Norton, 1998), và có thơ VN dịch trong khoảng 40 sách giáo-khoa Mỹ.

• Phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích về tác phẩm "Ngày Long Trời, Ðêm Lở Ðất"
http://www.nguoi-viet.com/absoluten…/…/viewarticlesNVO.aspx…

• GS Nguyễn Ngọc Bích giới thiệu 'Lưu Hương Ký' và 'Ảnh Trường Kịch Giới'
http://www.nguoi-viet.com/absoluten…/…/viewarticlesNVO.aspx…

 

Trước sự ra đi đột ngột của GS Nguyễn Ngọc Bích, thành kính gởi lời chia buồn cùng Tiến Sĩ Đào Thị Hợi - Hiền Thê của Giáo Sư. Kính lời cầu nguyện cho hương linh của Giáo Sư sớm an vui nơi cõi Vĩnh Hằng.
Vĩnh biệt GS Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016) 

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME