AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Ngày cuối của cuộc chiến / vân hải n.x.hùng‏

      

Vẫn bộ đồ treilis dơ bẩn trên người, chân đi “bốt đờ sô”,tôi nằm ngửa trên giường, hai chân chống xuống đất, và thiếp đi trong giấc ngủ ngắn. Bỗng tôi choàng tỉnh giấc vì tiếng đại bác nổ inh tai rất gần, và tiếp theo sau là những tiếng súng nhỏ nổ dòn dã cùng tiếng chân người chạy rầm rập trên hành lang của Chung cư. Bỗng có tiếng đập cửa thình thình và có tiếng người gọi giật giọng:

-Anh Hùng! Anh Hùng! Việt cộng về đến Bình An rồi!

Bình An là một họ đạo ở ngoại ô Saigòn được thành lập bởi những giáo dân di cư từ Bắc Việt sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954.

Bằng một phản ứng tự nhiên tôi bật dậy, quơ lấy chiếc ceinturon trên đó có gắn cây súng lục và con dao găm nhanh nhẹn thắt vào lưng, tay trái quơ vội chiếc nón sắt đội lên đầu, tôi bước vội Ra hành lang trước nhà nhìn xuống khu chợ Phạm Thế Hiển lúc này tuy đã chín giờ sáng mà chợ còn vắng teo. Bầu không khí chiến tranh hôm nay thật sự đã tới sát nách thành phố thủ đô. Mé bên kia đường, mấy tiệm tạp hóa đóng cửa hết khiến cho người at có cái cảm tưởng rằng đây là một thành phố chết bởi vì chủ nhà đã chạy sang bên Saigòn từ chiều hôm trước.

Hình như tất cả mọi sinh hoạt buôn bán đều dừng lại để chờ đợi một sự đổi đời ghê gớm. Việc Saigòn thất thủ chỉ còn là trong gang tấc. Tôi rùng mình khi nghĩ đến cái cảnh rồi đây sẽ phải sống dưới chế độ cộng sản, một chế độ được mô tả một cách rất hiện thực qua lời nói của bố tôi hai mươi mốt năm về trước: “mình không thể nào sống được với một chế độ đếm từng hạt gạo.” Và đó là lý do khiến cha tôi bỏ hết nhà cửa gia tài dắt díu gia đình di cư vào Nam năm 1954.

Ra hành lang tôi đảo mắt nhìn quanh. Ồn ào. Kẻ đi ngược, người đi xuôi, AI nấy trông cứ như những con lật đật. Một buổi sáng không giống bất cứ buổi sáng nào ở cái thành phố Saigòn thân thương này. Dân chúng tụ tập ở ngay đầu lô B và trên hành lang tầng một Chung cư Phạm Thế Hiển nhìn xuống con đường nhựa chạy ngang phân chia khu chợ với khu nhà lô phía bên kia đường giáp với mé sông. Cảnh Sát Dã Chiến trong cảnh phục tác chiến rằn RI mầu nâu đất trang bị súng Mỹ AR 15 cùng cảnh sát áo trắng phối hợp cùng Nhân Dân Tự Vệ trang bị súng carbine M l làm nút chặn. Tiếng còi “réec réec” của cảnh sát Chen lẫn những tiếng súng bắn chỉ thiên cảnh cáo những người qua lại nghe chát chúa.

Đài Saigòn liên tục phát nhạc quân hành. Bỗng đài I'm lặng một chút rồi giọng một xướng ngôn viên loan báo: sắp sửa có một tin rất quan trọng.” Tôi chạy ngược vào nhà vặn volume cho lớn hơn. Và rồi tôi sững sờ nghe tướng Dương Văn Minh, vị tổng thống mới nhậm chức được chưa đầy ba ngày tuyên bố đầu hàng cộng quân Bắc Việt và Ra lệnh cho quân nhân các cấp đâu ở đó, buông súng và chờ lệnh.”

Sau lời tuyên bố vắn tắt và đầy nhục nhã ấy là tiếng hát của Thái Thanh: “.... mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây...” Giọng hát nghe nức nở. Tôi không cầm nước mắt bật khóc .

Tôi chạy thẳng xuống lầu, phóng Xe gắn máy vào trại. Tôi biết việc trở lại trại trong lúc này là một việc hy sinh, bởi vì còn gì nữa mà vào, nhưng tinh thần trách nhiệm của một người quân nhân không cho phép mình bỏ đơn vị khi chưa có lệnh đã là nguyên nhân thúc tôi trở lại trại. Xe chạy đến đầu cầu chữ Y mé bên bến Phạm Thế Hiển thì vòng kẽm gai chặn ngang đầu cầu đã được AI kéo sát Ra một bên thành cầu rồi. Có lẽ người at đã nghe được lệnh đầu hàng của tướng Minh, thành thử chả AI có quyền cấm cản AI làm gì nữa trong lúc này vì lực lượng dân quân sự Việt Nam Cộng Hòa trên khắp các vùng còn lại kể cả thủ đô Saigòn đã được lệnh buông súng và quyền kiểm soát coi như được thả nổi.

Giống như cánh cửa cống bị bật tung Ra giữa lúc nước thủy triều dâng cao, giòng người như thác lũ từ đầu cầu bên Phạm Thế Hiển Quận Tám ồ ạt đổ sang Saigòn. Và không ngờ là từ bên Saigòn cũng lại có một giòng người khác đổ ngược qua, người nào người nấy đều hối hả, mặt mũi rất khẩn trương. Một chiếc Xe Honda dame do một trung úy không quân với mũ áo đầy đủ chở trước Xe một cái vali Samsonite từ dưới dạ nam cầu Lao vút lên như một mũi tên. Bánh trước của Xe suýt nữa Lao thẳng vào đầu vòng kẽm gai ở trên cầu nhưng anh at đã thắng Xe lại được. Nhanh nhẹn lấy lại được thế thăng bằng, anh ta vọt thẳng qua cầu. Cùng lúc ấy chiếc xe gắn máy của tôi cũng rú lên thê thảm cố vọt theo trước khi đầu cầu bị tràn ngập bởi

không biết cơ man nào là người.

Thành phố Saigòn và Chợ Lớn như sôi sục, căng phồng, giống như trái bóng bị thổi lên mức tối đa. Người tứ xứ đổ về Saigòn kể từ khi Vùng I mất, Vùng 2 thất thủ, kế đến là phòng tuyến Phan Rang vỡ rồi sau cùng là phòng tuyến Xuân Lộc, Long Khánh do Sư Đoàn 18 Bộ Binh trấn giữ cũng thất thủ luôn. Vì thế cho nên số dân của đô thành vốn dĩ đã đông nay lại trở thành đông hơn, và cái số đông chạy loạn ấy hợp cùng với thị dân Saigòn trở thành một quần thể hoảng loạn từ trong các ngõ ngách, các hẻm hóc tuôn ra như một làn nước tràn bờ, chật lề đường, chật lòng đường.

Xe cộ đủ loại, phun khói mịt trời. Tiếng xe ồn ào chen lẫn với những tiếng súng bắn lẻ tẻ, tiếng người gọi nhau, tiếng trẻ khóc, tất cả tạo nên một thứ âm thanh hỗn độn chưa từng có trong buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 trên một vùng đất hậu phương xưa nay vẫn được coi là an bình của miền Nam Việt Nam: Saigòn. Thấp thoáng trong giòng thác lũ ấy là những chiếc quân xa của Binh Chủng Nhẩy Dù mà sĩ quan cũng như lính người nào người nấy đến giờ phút ấy vẫn oai hùng trong bộ đồ hoa dù, với thái độ bình tĩnh, vũ khí tác chiến vẫn còn đầy đủ lăm lăm trong tay. Nhiều nhất là nơi công trường Dân Chủ, chỗ giao lộ của các đường Trần Quốc Toản, Lê Văn Duyệt, Hiền Vương, Yên Đổ. Mặc cho ai nấy đi ngược đi xuôi, những người lính

Nhẩy Dù vẫn nai nịt đầy đủ, súng ống trang bị đầy người, lựu đạn mini cài trên túi áo, và ngồi bất động trên những chiếc xe Jeep. Việc liên lạc giữa các đơn vị Nhẩy Dù vẫn còn đều đặn. Máy siêu tần số gắn trên mấy chiếc xe Jeep vẫn hoạt động và đều đềù phát ra những lệnh ngắn không cần mã hóa với thái độ gần như thản nhiên tương phản đến độ lạnh lùng trước cái hoảng sợ của dân chúng. Họ lúc này giống như những thiên thần bản mệnh, vẫn hiên ngang và hùng dũng trong những bộ đồ hoa dù, một hình ảnh thật đẹp và thật hào hùng trong giờ phút tận cùng của đất nước. Ắt hẳn họ cũng đã nghe được lệnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh nhưng trong đáy thẳm của tâm tư chắc họ còn có một niềm tin nào đó, niềm

tin ấy là Vùng Bốn và Quân Khu Bốn vẫn còn. Một vài người chạy xe Honda ngang qua la lên:

-Cộng sản về đến phía trên trại Hoàng Hoa Thám rồi bà con ơi!

Một người nói với giọng còn tin tưởng:

-Nhẩy Dù còn đây mà!

Một người khác lại nói:

-Ông Minh tuyên bố đầu hàng rồi còn đánh với đấm gì nữa!

Khó khăn lèo lách mãi tôi mới chạy tới được cổng trại Lê Văn Duyệt. Vừa lúc ấy có một chiếc xe dodge từ hướng Ngã Tư Bẩy Hiền chạy ào tới cua phải rất gắt vào trong trại Lê Văn Duyệt. Nhưng người tài xế xe đã phải thắng gấp vì họng súng AR 15 đen ngòm của một trung sĩ quân cảnh chĩa thẳng vào trước mặt viên tài xế. Một người ngồi trên xe la lớn: Quân bạn mà.

Anh trung sĩ quân cảnh lại chĩa mũi súng vào trước ngực tôi. Tôi vội nói lớn:

-Đừng bắn. Tôi là quân nhân, không phải Việt Cộng!

Rồi anh ta thu súng về, hướng mũi súng lên trời, miệng nói tay khoát bảo chúng tôi đi vào.

Chiếc xe dodge vọt tới, và tôi cũng rồ máy xe chạy vọt thẳng vào trong. Nhưng ngay lúc đó thì một loạt đạn không biết là do đơn vị nào của Biệt Khu Thủ Đô bắn thật thấp, bắn chéo qua đầu rồi lại bắn chúi xuống mặt đường, cày đất tung bụi lên. Một khúc đường ngắn từ cổng ngoài Biệt Khu Thủ Đô đến cổng Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị không đầy một trăm năm chục thước mà tôi đã phải ba lần vất xe, ngồi thụp xuống tránh đạn đạo bắn quá thấp.

Tới được cổng của đơn vị tôi mừng thầm vì ít nhất trong cái giờ thứ hai mươi lăm ấy mình cũng vẫn còn được toàn mạng, nhưng rồi tự trách mình sao lại chạy trở ngược lại đơn vị làm gì khi mà quân đội đã được lệnh buông súng đầu hàng, chính phủ đã sụp đổ. Nhưng cũng do vậy mà tôi mới chia sẻ và chứng kiến được cái giờ phút bi thương nhất của một trong những đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đối với tôi nỗi bi thương ấy đã trở thành kỷ niệm khó quên mang theo những nỗi ngậm ngùi chua xót. Và như văn hào Somerset Maugham của Anh đã viết: “Đời một con người cần phải có một kỷ niệm, dù là kỷ niệm xấu nhất đi chăng nữa”. Với tôi qua 12 năm quân ngũ chưa có kỷ niệm nào đau đớn bằng kỷ niệm này, một kỷ

niệm để đời, một kỷ niệm chua chát vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi phải chứng kiến sự khai tử của chính đơn vị mình.

Tôi nghe một tiếng la lớn ở vọng gác của Trung Tâm:

-Đại Úy! “Dzô” lẹ lên, tránh đạn lạc!

Vừa mới lách mình vào cửa hông thì một tràng đạn xé gió bắn dọc theo con đường tôi vừa mới đi qua, và lúc này từng nhóm quân phạm từ phía trong Biệt Khu Thủ Đô tuôn ra rầm rập chạy.

Điều mà tôi cảm động nhất là cho đến giờ phút này việc canh gác Trung Tâm Huấn Luyện cũng vẫn được các quân nhân cơ hữu canh phòng một cách nghiêm chỉnh. Thấy tôi hai Trung Úy Cương, Minh thuộc Liên Đoàn Khóa Sinh chạy vội lại hỏi thăm về những chuyện xẩy ra bên ngoài.

Tôi ngồi xuống chiếc bàn làm việc, hai tay hờ hững đặt trên bàn, lơ đãng nhìn quanh văn phòng của Liên Đoàn Khóa Sinh rồi nói:

Thành phố hỗn độn lắm. Tôi tưởng đã bỏ mạng vì đạn của quân bạn ở ngay cổng rồi.

Có tiếng xe Honda chạy vào.Cương và Minh đồng loạt bước ra ngoài xem giờ này có thêm ai tới.

Minh mừng ra mặt quay lại nói với tôi:

-Thêm Trung Úy Nhơn “dzô”, Đại Úy ơi.

Hình như trong lúc dầu sôi lửa bỏng này sự xuất hiện thêm một người đồng ngũ nữa cũng làm cho những anh em ở trong trại cảm thấy ấm lòng hơn vì đã có thêm người chia xẻ nỗi lo lắng với mình.

Tôi cũng đứng dậy rời khỏi bàn bước ra ngoài. Trời Saigòn hôm ấy hơi âm u, âm u như trong lòng chúng tôi: nước mất rồi!

Bản văn ngắn ngủi của tướng Dương Văn Minh đọc trên làn sóng điện của đài phát thanh Saigòn cách đó gần một tiếng đồng hồ giống như một nhát búa đóng lút chiếc đinh cuối cùng trên nắp quan tài nước Việt Nam Cộng Hòa.

Nhơn mặc đồ dân sự: quần tây, áo sơ mi cộc tay trắng, chân đi dép da. Không nói một lời nào anh chỉ lẳng lặng đứng nhìn anh em đi qua đi lại rồi bước vào Khối Huấn Luyện. Có lẽ trong lòng người sĩ quan trẻ tuổi này cũng có nhiều sự suy tư lo lắng.

Tôi nói với Cương và Minh:

-Ông Minh tuyên bố đầu hàng chắc các anh biết rõ chứ?

-Biết. Tụi này có nghe nhưng cứ theo lời ông Minh thì phải chờ lệnh.

-Lệnh gì nữa. Hết rồi! Vấn đề là có đồ đạc gì gọn nhẹ thì thu vén rồi vĩnh viễn.. “giã từ vũ khí!”

Minh lại nói:

-Vậy là mình “dzọt” chứ gì, Đại Úy?

-Còn cách nào hơn đâu.

Bỗng nhiên tôi sực nhớ ra là mình cũng còn có tí trách nhiệm đối với những anh em khóa sinh khi có một số từ dẫy nhà ngủ phía sau lục tục kéo ra sân trước.

Một anh khóa sinh hỏi tôi:

-Bây giờ chúng em phải làm gì, Đại Úy?

Tôi nói an ủi họ:

-Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng rồi. Chúng mình đương nhiên bị cho giải ngũ kể từ sáng hôm nay. Sớm muộn gì thì “phe chiến thắng” cũng sẽ tới đây tiếp thu Trung Tâm của mình. Vấn đề họ tới đây không phải là ngày mà là giờ thôi. Anh em hãy chuẩn bị rời khỏi đây trở về với gia đình càng sớm càng tốt. Không nên ở lại lâu thêm. Tôi cũng như mấy anh em thôi.

Nói với họ mấy lời xong tôi thấy nhẹ người nhưng đồng thời trong lòng mình cũng dâng lên một nỗi buồn rưng rưng khó tả.

Tôi nói như để cho chính tôi nghe nữa:

“Ngày trước khi còn bé sống ở quê hương miền Bắc Việt Nam gia đình chúng tôi bị người cộng sản Việt Minh cô lập, gần như gạt phắt ra ngoài mọi lề lối sinh hoạt xã hội. Năm 1954 cha tôi dắt díu chúng tôi vào Nam và được đón nhận trở lại trong đại gia đình người Quốc Gia như những đứa con xa nhà chịu nhiều sự hắt hủi và bất công. Hai mươi mốt năm sau lại cũng những kẻ năm xưa đầy thù hận ấy vươn cánh tay dài vồ thêm mảnh đất còn lại của Việt Nam nơi gia đình chúng tôi đang sống yên vui thì chắc rằng may ít rủi nhiều.”

Nghe tôi nói vậy ai nấy cũng im lặng không nói gì. Một nỗi buồn vây quanh chúng tôi.

Lúc bấy giờ chỉ có tôi là sĩ quan có cấp bậc lớn nhất ở đấy cho nên mấy anh em cơ hữu cũng hỏi:

-Bây giờ mình phải làm sao, Đại Úy?

Tôi lẳng lặng chẳng biết trả lời thế nào cho phải cả.

Nhìn những người anh em cùng mầu áo trận với mình mà thấy mủi lòng. Mười hai năm quân ngũ, cho đến giờ phút này tôi mới thực sự cảm nhận ra một điều là mình đã có những gắn bó và yêu thương thật sâu đậm với đơn vị quân đội, từ đơn vị đầu tiên là Tiểu Đoàn 2 Chiến Tranh Tâm Lý ở Pleiku miền Cao Nguyên cho tới Saigòn nơi có đơn vị cuối cùng của tôi là Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị nằm trong vòng thành của trại Lê Văn Duyệt, Biệt Khu Thủ Đô.

Liên Đoàn Khóa Sinh lúc ấy có tôi, hai Trung Úy Cương và Minh là ba. Khối Huấn Luyện có Trung Úy Nguyễn Thành Nhơn. Khối Chiến Tranh Chính Trị có Trung Sĩ Thiệt, Khối Hành Chánh Công Vụ không có ai ngoaị trừ bộ phận công vụ là Trung Sĩ Kiệt, Hạ sĩ Tài. Câu Lạc Bộ hôm nay cũng đóng cửa. Tất cả có vẻ lạnh lùng và hoang vắng. Đang đứng trước sân chúng tôi chưa biết phải làm gì thì Hạ Sĩ Tài ở cổng la lớn:

-Có Trung Tá dzô.

Ai nấy trong chúng tôi cũng đều vui mừng quay lại. Sự xuất hiện đúng lúc của người anh cả của đơn vị có tác dụng tâm lý như một liều thuốc bổ đối với tinh thần của anh em chúng tôi. Khuôn mặt của ông xanh hơn những ngày thường, có lẽ do kết quả của những đêm mất ngủ khi mà tình hình chiến sự thật sự thất lợi nghiêng về phía miền Nam. Ông lầm lũi đi thẳng vào trong văn phòng của mình, có lẽ ông muốn nhìn lại lần chót cái văn phòng làm việc của mình từ khi được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng thay thế Đại Tá Nguyễn Văn Phúc..

Một lát sau ông bước ra nói với tôi:

-Anh cho anh em, cơ hữu cũng như khóa sinh tập trung trước sân cờ ngay để chúng ta chào cờ lần chót.

Tất cả chúng tôi những người còn ở lại Trung Tâm cho đến giờ phút chót, vẻ mặt người nào cũng buồn bã. Có những người khẽ quay mặt đi và có những hạt lệ long lanh trong khóe mắt.

Lễ chào cờ ngắn ngủi diễn ra trong sự buồn bã và bàng hoàng. Lá cờ vàng ba sọc đỏ phấp phới bay trên đỉnh cột cờ đã được kéo xuống và được Trung Sĩ Kiệt cùng Hạ sĩ Tài gấp ngay ngắn trịnh trọng đem vào đặt trong văn phòng Chỉ Huy Trưởng, một thao tác cuối cùng của họ và cũng là thao tác chấm dứt vĩnh viễn sự hoạt động của một Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Im lặng một chút để cho qua cơn xúc động, ông liếc mắt trong hàng quân xếp hàng nghiêm chỉnh trước mặt mình, ngoài quân nhân cơ hữu còn có cả một số khóa sinh, những Hạ Sĩ Quan ưu tú từ khắp các đơn vị trên toàn quốc gửi về thụ huấn nay tình cờ trở nên những đứa con gắn bó với Trường Mẹ trong giờ phút hấp hối của đất nước.

Ông nghẹn ngào nói:

-Các anh em thân mến. Đây là buổi chào cờ cuối cùng của đơn vị. Nước chúng ta đã mất!

Nước mắt lưng tròng, ông rút mùi xoa chậm nước mắt.

Kể từ lúc nghe tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng chúng tôi cũng thừa hiểu rằng đất nước đã rơi vào tay cộng sản, và câu “ở đâu yên đó chờ lệnh” chỉ là một câu nói thòng vốn dĩ mang tính chất thừa thãi bởi vì nước mất, chính phủ đổ, quân đội buông súng đầu hàng thì còn ai có đủ tư cách mà ra lệnh nữa. Tuy nhiên khi nghe ba tiếng “nước đã mất” thoát ra từ cửa miệng Trung tá Nguyễn Văn Minh, người anh cả của đơn vị, tôi nghe như có cả một bầu trời sụp đổ trước mắt mình. Pétain đầu hàng quân Đức thì còn có De Gaulle. Chúng tôi chẳng có ai làm De Gaulle cả. Thật đau lòng. Tim tôi thắt lại. Hai hàng nước mắt lăn dài theo gò má.

Ông bình tĩnh nói tiếp:

- Các anh em khóa sinh người nào có điều kiện thì nên về ngay còn nếu có gia đình ở xa thì cũng ráng tìm phương tiện về quê đoàn tụ với gia đình, với vợ con. Anh em cơ hữu cũng vậy. Cám ơn tất cả đã tích cực phục vụ trong suốt thời gian tôi làm việc tại đây. Sau giờ phút này tôi không còn là Chỉ Huy Trưởng của các anh em nữa. Tôi cầu chúc cho mọi người được bình an, và xin cho tôi gửi lời thăm hỏi đến gia đình của các anh em. Xin tất cả hãy bảo trọng.

Rồi ông lặng lẽ rời hàng quân bước ra cổng. Biệt Khu Thủ Đô và những khu vực chung quanh đạn lại nổ như pháo ran, có lẽ đấy là những tiếng súng cuối cùng của cuộc chiến.

Tôi tiến ra vọng gác trước cổng. Hạ sĩ Tài, lúc này nón sắt không còn trên đầu nữa và súng đã dựng vào góc điếm canh. Anh ta trầm ngâm nhìn về phía dẫy nhà đối diện bên kia đường cửa đóng im lìm rồi buồn buồn nói:

Ai cũng muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng không thể chấm dứt theo cái kiểu nhục nhã này!

Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

 

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME