AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Dầu lửa mối đe dọa đối với kinh tế Trung Quốc

Kinh tế tăng trưởng cao đưa lại nhiều hệ lụy đối với kinh tế Trung Quốc, nhất là nguồn nguyên vật liệu ngày càng cạn kiệt, trong đó vấn đề dầu lửa đang trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với kinh tế Trung Quốc..............

dau_lua

Ảnh minh họa

Tờ “Bắc Kinh Thương Báo” ngày 21/5/2015 dẫn nguồn tin của Cục hải quan Trung Quốc cho biết trong tháng 4/2015, Trung Quốc đã nhập khẩu tới 30,3 triệu tấn dầu, bình quân một ngày nhập khẩu 7,4 triệu thùng, cao hơn mức nhập khẩu dầu lửa trong tháng 4/2015 của Mỹ. Như vậy Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới hiện nay.

Tờ báo cho biết từ tháng 1 tới tháng 4/2015, Trung Quốc đã nhập khẩu 110,6 triệu tấn dầu thô với tổng trị giá 280,6 tỉ Nhân dân tệ, bình quân mỗi ngày nhập 6,8 triệu thùng, tăng 7,8% so với trước, nhưng chi phí giảm được 43%. Điều này cho thấy, giá dầu lửa trên thị trường thế giới giảm, thì Trung Quốc sẽ được lợi.

Ngay từ cuối Thế kỷ 20, Trung Quốc đã đứng trước nguy cơ dầu lửa, nên bắt đầu đưa ra nhiều phương án đảm bảo an ninh dầu lửa, như xây dựng kho dự trữ dầu lửa, tiến hành “Chiến lược Ngoại giao dầu lửa”, tăng cường hợp tác với các nước có nguồn dầu lửa phong phú, như Nga, các nước Trung Á, Trung Đông. Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạch xây dựng những con đường chuyên chở dầu lửa đặc biệt từ Trung Đông về Trung Quốc, như kiến nghị với Thái Lan cho mở kênh đào Kla ở nam Thái Lan nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông, xây dựng tuyến đường sắt từ Mianma chỏ dầu nhập khẩu về Trung Đông về Trung Quốc.

Tháng 5/2014, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin tại Thượng Hải, Trung Quốc đã ký với Nga hiệp định hợp tác dầu lửa trong 30 năm trị giá 400 tỉ USD.

Về dự trữ, từ cuối Thế kỷ 20, Trung Quốc đã khởi công xây dựng 4 kho chứa dầu lớn là: Hai kho chứa ở tỉnh Chiết Giang là Trấn Hải, Châu Sơn, một kho ở Hoàng Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, một kho ở Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh. Theo kế hoạch “Hành động chiến lược dầu lửa năm 2014 -2020”, Trung Quốc tiếp tục công trình xây dựng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 đối với 4 kho chứa dầu trên, nâng khả năng dự trữ dầu thô lên tới 124,3 triệu tấn, đảm bảo cung cấp dầu trong 3 tháng (90 ngày). So với dự trữ dầu của các nước khác thì Trung Quốc còn thua xa, như dự trữ của Nhật Bản đảm bảo được 180 ngày, dự trữ của Mỹ được 150 ngày, dự trữ của Pháp trên 180 ngày. Dự trữ của Ấn Độ hiện từ 15 ngày nâng lên gần 1 tháng.

Mặc dù Mỹ là thực thể kinh tế lớn nhất toàn cầu, nhưng lượng tiêu thụ dầu lửa của Mỹ vẫn thấp hơn Trung Quốc, như tháng 4/2015, mỗi ngày Mỹ nhập 7,3 triệu thùng  giảm 182.000 thùng so với mức 7,44 triệu thùng trong tháng 3/2015. So với mức nhập khẩu 7,6 triệu thùng của tháng 4/2014, giảm nhập tới 313.000 thùng.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng sở dĩ thời gian qua, nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc tăng lên đáng kể là do Trung Quốc tranh thủ lúc giá dầu lửa trên thị trường thế giới giảm sút để nhập khẩu đưa vào kho chứa dự trữ. Theo dự báo “Triển vọng kinh tế thế giới” của IMF vừa công bố thì mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 – 2016 tăng 3,5% - 3,8%, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ 6,3% tới 6,8%, như vậy nhu cầu tiêu thụ dầu lửa không lớn, điều này rất có lợi cho kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, Hãng tin Reuter ngày 21/5/2015 bình luận, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu lớn nhất thế giới và như vậy trật tự của thị trường hàng nguyên vật liệu thế giới đã từ phương Tây chuyển sang Phương Đông.

Các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất từ Trung Đông, bởi vậy các nước Trung Đông đã chuyển ưu tiên từ Phương Tây sang Phương Đông, trong đó chú trọng dành ưu đãi cho ba nước trên, như giảm giá, giao hàng thuận lợi cũng như dành các điều kiện có lợi khác cho ba nước trên.

Mặc dù tình hình thị trường dầu lửa hiện nay có lợi cho Trung Quốc và một số nước tiêu thụ dầu lửa lớn, nhưng các chuyên gia Trung Quốc cho rằng thách thức dầu lửa đối với Trung Quốc vãn như “Thanh kiếm tử thần Damocles “ treo lơ lửng trên đầu. Bởi vì:

Một là, trữ lượng trong nước 14 năm nữa bị cạn kiệt, trong khi những biến động lớn của thị trường dầu lửa rất khó lường. Hiện nay trữ lượng dầu lửa của Trung Quốc là trên 2,3 tỉ tấn, sản lượng hàng năm từ 180 -200 triệu tấn dầu thô, như vậy chỉ sau 14 năm nữa nguồn cung cấp dầu trong nước sẽ bị cạn kiệt nếu như không phát hiện thêm giếng dầu mới.

Hai là, nhu cầu về dầu lửa của Trung Quốc vẫn không ngừng tăng lên, hiện nay Trung Quốc đã là nước nhập khẩu đầu lửa lớn nhất thế giới.

Ba là, con đưòng vận chuyển dầu lửa đơn nhất, hiện nay 90% dầu lửa nhập khẩu vận chuyển qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát. Một khi có chiến tranh hoặc biến động chính trị trong quan hệ hai nước thì việc chuyên chở có thể  bị ách tắc, đẩy Trung Quốc vào thế bị động.

 

Bốn là, tình hình chính trị ở khu vực cung cấp dầu lửa cho Trung Quốc không ổn định. Hiện nay Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Trung Đông, Trung Á và Nga, nhưng Trung Đông và Trung á hiện nay chủ yếu do Mỹ kiểm soát, nên tình hình không ổn định và Mỹ có thể ngăn chặn bất kỳ lúc nào khi thấy cần thiết.

Năm là, khả năng chịu đựng rủi ro của Trung Quốc rất thấp. Gía dầu tăng là nhân tố cản trở lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Chỉ cần giá một thùng dầu thô trên thị trường thế giới tăng 1 USD thì Trung Quốc hàng năm phải chi thêm tới 600 triệu USD do hậu quả này./.

 

Kiều Tỉnh

theo TNN

 

Nguồn:

http://www.viethaingoai.net/dau-lua-moi-de-doa-doi-voi-kinh-te-trung-quoc.1.html

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME