AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

 

Ăn Cơm Nhà, Vác Ngà Voi

(Nguyễn Thị Cẩm Bình)

 

Kính Thưa Thầy Cô & Các Anh Chị! 

XIN NHỮNG AI CHƯA THẤU HIỂU ĐƯỢC CÂU THÀNH NGỮ / TỤC NGỮ "ĂN CƠM NHÀ, VÁC NGÀ VOI" Thì Xin đọc bài viết về Câu Tục Ngữ này sẽ thấy được hết Ý NGHĨA (Nghĩa Đen Cũng như nghĩa Bóng). Và Sau Khi đọc xong Quí vị sẽ thấy rằng Câu tục ngữ này mang một ý nghĩa rất lớn, chứ không phải chỉ dùng cho một thời điểm nào cả. Dùng cho cả từ đời ÔNG, đến đời CHA, đến đời CHÚNG TA và cũng sẽ dùng cho Cả thế hệ con cháu của Ta Sau này. 

Xin mời CẢ NHÀ đọc và ai chưa Hiểu hết ý nghĩa của Câu tục ngữ này, PLEASE Xin đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu:

 

"Hôm nay tôi lại mạo muội xin chia sẻ cùng các bạn câu chuyện: “ăn cơm nhà, vác ngà voi”. Câu tục ngữ này cũng đồng nghĩa với câu: “ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng”, ý muốn nói những người hay gánh vác chuyện công, chuyện xã hội, hoặc những chuyện của thiên hạ mà chẳng đem lại lợi lộc gì cho mình.

Nếu nói đến chuyện “vác ngà voi” trong thời đại này, chắc chúng ta không thể nào không nhắc đến chuyện cộng đồng. Chuyện này có nhiều người cho là cao đẹp, là xây dựng, là bắc một nhịp cầu cho thế hệ mai sau tìm về nguồn cội v.v… Ừ thì cứ cho đây là một ý tưởng cao đẹp đi, nhưng lại là một việc làm rất tốn thời gian và công sức. Nếu đem tất cả những tiếng đồng hồ “vác ngà voi” ấy cộng lại, chuyển sang làm overtime thì chắc chắn bạn sẽ giàu to. Đó là chưa nói đến “vác ngà voi” không những không có thù lao gì, mà còn bị thiên hạ “chửi”. Có lẽ bạn sẽ cho tôi là quá đáng khi thốt ra những lời này, nhưng đây là sự thật, một sự thật đau lòng mà không ít người đã cảm nghiệm qua.

 

Khi bạn đến tham dự một buổi hội chợ Tết, hoặc Trung Thu v.v…, có lẽ bạn nghĩ rằng bạn làm như thế là bạn đã đóng góp với cộng đồng. Vâng, cám ơn bạn! Nhưng nếu chỉ đến tham dự là có công đóng góp, thì chắc chắn những người ngồi phía sau để làm nên một ngày hội, phải là những người có công nhiều nhất. Khi đứng ra tổ chức một việc gì đó, dù là nhỏ nhặt như tổ chức sinh nhật cho con, bạn cũng cần phải tính toán kỹ càng, phải làm những gì và mua sắm những gì. Từ những thứ rất nhỏ như những cây nến được cắm trên chiếc bánh sinh nhật, lại là chuyện rất lớn nếu như bạn lãng quên. Vậy thì tổ chức một ngày hội xuân cho tất cả cộng đồng đến chung vui chắc hẳn phải là việc chiếm nhiều thời gian và công sức. Thế nhưng vẫn có những người một năm mấy lần, và suốt bao nhiêu năm qua vẫn kiên trì vác cái “ngà voi” này. Bình thường thì chuyện khiêng vác là chuyện dành cho những chàng vai to bắp ú, những người nhiều sức khoẻ và dẻo dai. Tuy nhiên, để có thể “vác ngà voi” thì ngoài sức ra, người ta cũng cần thêm trí. Đó là chưa kể phải có đôi mắt tinh (để nhìn người), và đôi tai to (để nghe chửi).

 

Ngay từ trong nhà, bạn sẽ phải vểnh tai lên mà nghe lời mẹ mắng vì việc “vác ngà voi” chưa thấy lợi lộc gì mà chỉ toàn thấy hại trước mắt. Cái hại trước tiên là bạn dùng nhiều thời gian cho việc xã hội thì dĩ nhiên sẽ ít thời gian học hành. Bài vở không thuộc thì khi thi bị điểm thấp là chuyện thường. Cái hại thứ hai là nếu cứ ngoài đường mà đi, thì bạn sẽ ít thời gian có mặt ở nhà, đó là chưa nói đến những việc như giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa hay bếp núc, giúp đỡ bài vở cho mấy đứa em, hoặc giúp cha rửa xe hoặc cắt cỏ v.v… Khi sinh hoạt nhiều ngoài xã hội, bạn sẽ có lúc vô tình quên đi sự quan trọng của việc xây dựng gia đình.

 

Khi “vác ngà voi” nhiều, bạn sẽ cho là chiếc ngà voi quan trọng, nên đôi khi muốn bỏ mà bỏ không được. Bạn sẽ phải giao thiệp nhiều, biết và hiểu nhiều hơn về người nọ người kia. Rồi sẽ có lúc bạn nhận ra rằng: người “thọt” ta thì nhiều, mà người binh ta chẳng bao nhiêu. Thật ra thì không phải như thế đâu bạn ạ, vì đôi khi những người đứng bên bạn rất nhiều, nhưng những người này thường thì hay im lặng, còn những người đâm thọt bạn thì không bao nhiêu, nhưng chỉ có điều là cái họng của họ thường to hơn người khác, nên hễ la lên một tiếng là nghe như tiếng vọng của một đám đông. Một lời chỉ trích có thể cân nặng bằng một trăm lời khen, nên đôi khi ta thấy khó san bằng ấy thôi.

 

Khi nghe thiên hạ “chửi” quen tai rồi thì bạn sẽ mạnh dạn mà “vác ngà voi” hơn. Từ từ bạn cũng sẽ khám phá ra rằng, những người hay chỉ trích, hay to họng thường là những người chỉ biết nói thôi chứ chẳng làm được gì đâu, bởi vì nếu làm được sao họ không nhảy vô làm, đứng ngoài la ong ỏng làm chi? Bạn sẽ nhận thấy rằng con sâu ấy cũng chỉ làm rầu nồi canh thôi, chứ không thế nào biến thành con nhộng hay con bướm.

 

Ấy chết, tôi đang tính khuyên bạn quên hẳn và bỏ hẳn chuyện vác ngà voi đi cơ mà, nhưng cớ sao tôi lại nói ngược lại vậy nhỉ? Ôi, chẳng lẽ đây lại là cái nghiệp, biết khổ mà vẫn lao đầu vô?

 

Đó là bởi vì vác ngà voi đôi khi cũng rất vui nếu như bạn gặp những người cùng chung lý tưởng, và cùng một cách hiểu chuyện giống nhau. Con người không ai giống ai cả, từ bề ngoài đến tư tưởng, nhưng nếu ai cũng hiểu được cái căn bản của cách làm việc chung, thì sẽ bớt đi rất nhiều phiền toái.

 

Có lẽ khi bắt đầu bước vào hành trình vác ngà voi, bạn sẽ chẳng bao giờ ngờ được kết quả sẽ như thế nào, xấu hay tốt. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy việc bạn làm là đúng với chính nghĩa thì bạn cứ mạnh dạn tiến bước. Nhân dịp bà Aung San Suu Kyi ghé thăm Na Uy vào cuối tuần vừa qua, đã đem lại cho tôi một ý nghĩ; có lẽ thuở ấy ít ai ngờ được một người phụ nữ chân yếu tay mềm, đã vác một chiếc ngà voi quá lớn, và cho đến nay đã được người ta đặt cho danh hiệu “người mẹ của dân chủ”, đó là chưa kể đến giải Nobel hoà bình mà bà đã được nhận vào năm 1991, và biết bao nhiêu giải khác.

 

Tất cả những chặng đường dài đều bắt đầu bằng những bước ngắn nhất. Nếu không đi thì bạn sẽ không bao giờ đến. Nếu bạn đã quyết định đi, quyết định dấn thân thì bạn hãy cứ mạnh dạn “vác ngà voi” mà đi, và nếu cần thì bạn hãy bịt tai lại, để những lời chửi rủa vô lý kia không làm bạn nản lòng. "

 

Cẩm Bình

 

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet

TIME