AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Hạm đội "mạnh nhất châu Á" của TQ đại bại trước Nhật Bản thế nào?

 Ham_doi_manh_nhat_chau_a-cua_TQ_dai_bai_truoc_Nhat_Ban.jpg

 

- Hạm đội Bắc Dương từng được coi là “mạnh nhất châu Á” và “mạnh thứ 8 thế giới” nhưng đã bị hạm đội Nhật Bản đánh đến mức không “ngóc đầu" lên được nữa.

 

Trung – Nhật chạy đua hiện đại hóa hải quân.

 

Hạm đội Bắc Dương của triều Mãn Thanh được thành lập năm 1861. Đến năm 1871, 4 chiếc thuyền từ các tỉnh phía Nam được tăng cường lên phía Bắc, góp phần làm lớn mạnh đoàn thủy quân này.

Mặc dù Hạm đội Bắc Dương được trang bị tốt nhất song tệ tham nhũng của một triều đại phong kiến đã làm xói mòn sức mạnh của nó. Kết quả là, hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi nó được thành lập vào năm 1861, cho đến khi có sự thay đổi từ đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chương.

 

Ham_doi_manh_nhat_chau_a-cua_TQ_dai_bai_truoc_Nhat_Ban.jpg

Lý Hồng Chương, người xây dựng Hạm đội Bắc Dương thành hạm đội mạnh nhất châu Á đã thất bại trước người Nhật.

 

Lý Hồng Chương đã phân bổ phần lớn quỹ hải quân cho Hạm đội Bắc Dương. Không giống các hạm đội khác, Hạm đội Bắc Dương được Lý Hồng Chương thí điểm xây dựng với chủ yếu là các thiết giáp hạm nhập khẩu từ Đức và Anh. Đặc biệt, năm 1881, Lý Hồng Chương đã đặt mua 2 thiết giáp hạm khổng lồ của Đức và đặt tên là “Định Viễn” và “Trấn Viễn”. Hai tàu này có lượng giãn nước hơn 7.300 tấn, lớn hơn rất nhiều so với các chiến hạm lớn nhất của Nhật thời đó. Ngoài ra, Lý Hồng Chương cũng đề xuất với vua Mãn Thanh để mua rất nhiều chiến hạm hàng nghìn tấn khác, biến hạm đội Bắc Dương thành lực lượng hải quân “lớn thứ 8 trên thế giới” và được xem là “mạnh nhất châu Á”.

 

Ham_doi_manh_nhat_chau_a-cua_TQ_dai_bai_truoc_Nhat_Ban.jpg

Thiết giáp hạm Định Viễn của Trung Quốc.

 Ham_doi_manh_nhat_chau_a-cua_TQ_dai_bai_truoc_Nhat_Ban.jpg

Thiết giáp hạm Trấn Viễn của Trung Quốc.

 

Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh theo yêu cầu của Từ Hy Thái Hậu, nhân vật đang thao túng triều đình. Hậu cần cho Hạm đội Bắc Dương cũng gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của hải quân Mãn Thanh nói chung rất thấp vì thiếu lương thực và tiền lương so với các lực lượng khác như bộ binh, kỵ binh.

 

Trong lúc đó, những cải cách của Nhật Bản dưới thời Thiên hoàng Minh Trị đã cho phép Nhật Bản có lực lượng quân đội thực sự hiện đại. Đặc biệt, hải quân Nhật Bản đã được xây dựng theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, khi ấy là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được gửi đến Nhật Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân. Đồng thời, các sinh viên Nhật được gửi đến Anh để học và nghiên cứu Hải quân Hoàng gia Anh.

Qua tập luyện và giảng dạy với các hướng dẫn viên của Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm và vì vậy phải lên kế hoạch triển khai học thuyết “Jeune Ecole” (hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn. Rất nhiều tàu chiến chính của Nhật được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp (8 chiếc ở Anh, 3 ở Pháp, và 2 ở Nhật), 16 tàu phóng lôi đã được đóng tại Pháp.

 

Hạm đội Bắc Dương bại trận ở biển Hoàng Hải

 

Để lấy lại uy danh của “thiên triều”, Trung Quốc cũng đã thị uy, có nhiều hành động thách thức Nhật Bản và quyền lợi của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên. Mâu thuẫn của Trung Quốc và Nhật Bản lên đến đỉnh điểm vào tháng 6/1894, khi quân Mãn Thanh tràn vào Triều Tiên và Nhật Bản cũng đã đưa quân vào đất nước này để can thiệp để tranh giành quyền lợi. Tuy nhiên, quân Mãn Thanh nhanh chóng thất bại và bị tiêu diệt. Sau đó, trên đà thắng lợi, Nhật Bản đã có toan tính mở rộng chiến tranh sang cả lãnh thổ Trung Quốc, trước hết là bằng đường biển.

Đầu tiên, tại trận Phong Đảo diễn ra vào ngày 25/7/1894 trong vịnh Asan của Triều Tiên, 2 tàu của Hạm đội Bắc Dương là Tế Viễn và tàu phóng lôi Quảng Ất đã bị pháo kích bởi 3 tuần dương hạm Nhật Bản là Akitsushima, Naniwa và Yoshino. Cùng lúc đó, tàu Thao Giang và tàu vận tải Cao Thăng thuộc Hạm đội Bắc Dương chở 1.200 lính Trung Quốc và hàng tiếp tế không may xuất hiện đúng vào trận đánh. Kết quả, tàu Tế Viễn chạy trốn, tàu phóng lôi Quảng Ất, tàu vận tải Cao Thăng bị bắn chìm, tàu Thao Giang bị bắt giữ. Thương vong của Trung Quốc ước tính khoảng 1.100 quân nhưng quân Nhật không mất người nào.

 

Ham_doi_manh_nhat_chau_a-cua_TQ_dai_bai_truoc_Nhat_Ban.jpg

Kỳ hạm Matsushima của Nhật Bản

 

Sau chiến thắng này, Nhật Bản thành lập một hạm đội mạnh với 12 tàu chiến các loại, gồm kỳ hạm là tàu tuần dương Matsushima được áp tải bởi 2 chiến hạm cỡ nhỏ Sei-kyo và pháo hạm Akagi đi phía sau; các tuần dương hạm Chiyoda, Hashidate, Itsukushima, Fuso, Hiei đi giữa; hải đội xung kích có tốc độ cao bao gồm tuần dương hạm Yoshino, Akitsushima, Takachiho và Naniwa đi đầu. Hạm đội Nhật Bản được lệnh nhanh chóng tiến vào biển Hoàng Hải, đánh chiếm các pháo đài, bến cảng, tạo điều kiện để lục quân di chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc.

Lý Hồng Chương, Tổng đốc trực lệ của Hạm đội Bắc Dương tức tốc truyền lệnh cho đề đốc Đinh Nhữ Xương dưới quyền điều động mười chiến thuyền các loại gồm Định Viễn, Trấn Viễn, Lai Viễn, Tĩnh Viễn, Trí Viễn, Dương Uy, Siêu Dũng, Bình Viễn, Quang Giáp, Tế Viễn vả hai chiếc thuỷ lôi đĩnh đến chi viện. Đinh Nhữ Xương đã chia hạm đội theo thế trận “nhạn bay hai cánh đơn hành” với 2 hải đội. Trong đó, hải đội thứ nhất tập trung chủ yếu những tàu xương sống của hạm đội Bắc Dương, gồm 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn nằm ở trung tâm đội hình chiến đấu.

 Hai_chien_hoanh_Hai

Hải chiến Hoàng Hải. Tranh minh họa.

 

Tuy nhiên, hạm đội Nhật Bản đã tiến nhanh vào cửa sông Áp Lục giáp biển Hoàng Hải vào ngày 17/9/1894. Đội hình hạm đội Nhật Bản như một chữ U lớn, hướng về phía Hạm đội Bắc Dương. Nhờ áp dụng đội hình dòng phía sau, nên các thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn của hạm đội Bắc Dương rất khó bắn trúng các tàu chiến Nhật Bản, vì có những tàu nhỏ hơn chắn giữa họ với đối phương. Trong khi đó, từ cánh phải, hải đội xung kích của Nhật Bản đã bắt đầu khai hỏa, bắn các tàu chiến nhỏ hơn của địch thủ. Mục tiêu đầu tiên là 2 tuần dương hạm loại nhỏ Dương Uy và Siêu Dũng của Hạm đội Bắc Dương. Cả hai chiếc đều bốc cháy dữ dội ngay sau loạt đạn đầu. Bị lâm vào mê hồn trận, chiến thuyền Trung Quốc chẳng bao lâu đã bị chia năm xẻ bảy, đầu đuôi không cứu nhau được.

Trận chiến kéo dài suốt cả ngày 17/9/1894, và kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương bị bắn chìm 5 tàu, làm hỏng 3 tàu, 850 thủy thủ thiệt mạng, 500 người bị thương, những chiến sống sót đã bỏ chạy về phía căn cứ hải quân Uy Hải Vệ. Trong khi đó, hạm đội Nhật Bản chỉ bị hỏng 4 tàu, 190 thủy thủ thiệt mạng, 200 người bị thương.

 

Trung Quốc phải “giảng hòa” với Nhật Bản

 

Về phía Nhật Bản, sau chiến thắng ở Hoàng Hải, Minh Trị thiên hoàng đã hạ lệnh cho Đại tướng lục quân là Sơn Hữu Minh chia quân tiến đánh Lữ Thuận và cửa Uy Hải của Trung Quốc để bao vây và tiêu diệt tàn quân của Hạm đội Bắc Dương. Lúc này, Hạm đội Bắc Dương vẫn còn có 15 tàu chiến tại căn cứ hải quân Uy Hải Vệ (có cả thiết giáp hạm Đinh Viễn và Trấn Viễn) và 13 tàu phóng lôi.

 

Luc_luong_TQ_dau_hang

Các lực lượng quân Trung Quốc, với các cố vấn nước ngoài, đầu hàng Đô đốc Nhật Bản Sukeyuki Ito tại Trận Uy Hải Vệ. Tranh minh họa.

 

Khi đoàn hải quân lục chiến đổ bộ lên bờ biển Trung Quốc, binh sĩ Nhật ào ạt xông vào công phá các pháo đài. Chiếm được các pháo đài, đoàn quân Nhật Bản quay họng súng lại nã trái pháo vào hạm đội Trung Quốc. Hạm đội Nhật Bản gồm 25 tàu chiến và 16 tàu phóng lôi, với lợi thế áp đảo cũng tấn công Hạm đội Bắc Dương. Lực lượng tàu phóng lôi của Nhật Bản đã đánh chìm kỳ hạm Định Viễn cùng 3 tàu lớn khác của Hạm đội Bắc Dương. 13 tàu phóng lôi cố chạy đến Yên Đài thì 6 chiếc bị tiêu diệt và 7 chiếc bị bắt giữ. Thế là, sau 23 ngày (20/1 – 12/2/1895), toàn bộ hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc, được mệnh danh là lực lượng hải quân “lớn thứ 8 trên thế giới”, được xem là “mạnh nhất châu Á” đã “tan tành như xác pháo” trước hạm đội Nhật Bản.

Ngày 12/2/1895, Đô đốc Đinh Nhữ Xương và các tàu còn lại thuộc Hạm đội Bắc Dương đã đầu hàng hải quân Nhật Bản. Thiết giáp hạm Trấn Viễn còn sống sót bị Nhật Bản thu về xử dụng. Hạm đội Bắc Dương sau đó tuy được phục hồi nhưng đã không lấy lại được vị thế như trước đây.

Theo Hòa ước Mã Quan được ký ngày 17/4/1895, nhà Thanh phải từ bỏ quyền bá chủ với Triều Tiên và nhượng lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, cắt bán đảo Liêu Đông và bồi thường chiến phí cho Nhật 510 triệu Yên (lúc đó tương đương hơn 6 lần GDP một năm của Nhật). Số tiền 510 triệu Yên này sau đó đã được Nhật Bản xử dụng để đẩy mạnh kinh tế, phát triển khoa học công nghệ để vài thập kỷ sau họ đã trở thành một cường quốc trên thế giới, đánh bại cả đế quốc Nga vào năm 1904 – 1905 và thậm chí đã trở thành một tên đế quốc xâm chiếm cả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vào thời gian sau đó. Năm 1947, lực lượng hải quân khét tiếng của Nhật Bản từng đánh chìm nhiều tàu chiến của Mỹ tại trận Trân Châu Cảng mới bị xóa bỏ khi nước Nhật bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Bài viết có tham khảo tài liệu từ cuốn "Lịch sử Thế giới cận đại", NXB Giáo Dục và cuốn "Lịch sử Nhật Bản", NXB Thế Giới.

 

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet

TIME