AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Tính đa dạng của sân khấu cải lương

 

20_zps4ac592ed.jpgNgày nay, dân Việt Nam không còn xa lạ gì với bộ môn nghệ thuật Cải lương nữa vì sự xuất hiện hơn 100 năm qua của nó gần như đã ăn sâu vào máu thịt người dân để trở thành một bộ môn nghệ thuật cổ truyền ăn khách nhất thời cận đại. Ngoài những chương trình đặc thù từ cải lương, các chương trình tổng hợp tạp kỹ hay văn nghệ giúp vui khác dù chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp không nhiều thì ít , sự góp mặt của những tiết mục cải lương xen lẫn đã nói lên tính phổ biến ấy trải dài” trên từng cây số “ trong sinh hoạt của người Việt khắp nơi . Đó cũng là sắc màu cần thiết trong một bức tranh văn hóa nghệ thuật tổng hợp tiêu biểu của Việt Nam mà sự đa dạng của cải lương đã có một đóng góp không nhỏ cho sức sống linh hoạt của bức tranh nghệ thuật ấy.

1005452_554121601317523_244435649_n_zpsd1f21b7e.jpg

Như nhiều người đã biết Cải lương có nguồn gốc từ Ca Ra Bộ và  Ca Ra Bộ xuất xứ từ Đàn Ca Tài Tử. Danh xưng có khác vì loại hình có thay đổi nhưng bài bản căn cơ nhất vẫn là những bài cổ truyền lấy từ Nhã nhạc Cung Đình Huế mang vào Nam rồi cách tân biến hoá theo thời gian, không gian  để trở thành “Ba Nam ,Sáu Bắc, Tứ Oán, Bảy Lễ...” đã lần lượt được áp dụng vào sân khấu cải lương.

 

Theo các nhà nghiên cứu, Cải lương chính thức được trình diễn thành tuồng tích có bộ tịch, có phục trang, cảnh trí ước lệ  từ năm 1918. Trong thời điểm Hát Bội đang khựng lại một cách đột ngột chứ không phát triển mạnh như hai thế kỷ  trước 18, 19 trong thời nhà Nguyễn  bởi cách hát, lối ca, nghệ thuật biểu diễn, tuồng tích trong Hát Bội... dần dà không còn nhiều thích hợp với người của thế kỷ 20 nữa , Cải lương ra đời như một cuộc cải cách cho mới hơn, hoàn thiện hơn đúng như ý nghĩa của hai chữ Cải Lương:

 

CẢI  cách hát ca theo tiến bộ

 

LƯƠNG truyền nghệ thuật sánh văn minh.

 

Ngoài những bài bản được cách tân cho thêm phần mượt mà hấp dẫn người nghe, sân khấu cải lương còn có một đội ngũ trí thức sáng tác nhiều kịch bản vô cùng thú vị, đa dạng và hợp thời lúc bấy giờ. Nếu như bộ môn Hát Bội chỉ phải lệ thuộc những kịch bản gốc của người Trung Hoa, thì bộ môn Cải lương phong phú hơn bởi đó là một nghệ thuật tổng hợp không chỉ lấy từ những tác phẩm lịch sử, truyện cổ, thơ văn Việt Nam  mà trong cải lương người ta còn tìm thấy màu sắc văn hoá của nhiều quốc gia trên thế giới.

   

1011607_554122887984061_1389102827_n_zps27cd85d8.jpg

Khi xem cải lương, người xem có thể cảm thấy gần gũi hơn  trước nhất vì  ngôn ngữ dễ hiểu , bài bản dễ nghe  và tuồng tích  thể hiện được tính thời sự hay thực tế ngoài đời . Có những lúc người xem thấy mình, gia đình mình, hay bạn bè láng giềng, dòng họ có hoàn cảnh giống như là nhân vật  A, B, C...hay X, Y, Z...nào đó hiện ra trên sân khấu. Hoặc nhân vật “thân quen”  từ những tác phẩm  mình đã đọc trong văn học như  Kim Trọng,  Thúy Kiều, Hoạn Thư, Từ Hải, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Lý Thông, Thạch Sanh... hay nhân vật lịch sử anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ Quang Trung, Bà Trưng,  Bà Triệu, Lê Lợi, Nguyễn Trãi... Xa hơn,  một vài kịch bản lấy từ tiểu thuyết Tây phương như  Giá trị và Danh dự (Le Cid) , Tơ Vương Đến Thác ( La Dame au Camélias), Bằng Hữu Binh Nhung ( Frères d’arme)....Nếu có diễn kịch bản cổ điễn hay sử  Tàu như Tam Quốc Chí thì cũng không sử dụng chữ Hán nhiều như Hát Bội .

 

Vì văn chương trong Cải  lương dễ gần gũi với dân gian , đó là một trong những điều kiện thuận lợi khi Cải lương ra đời thì chiếm lĩnh ngay vị trí hàng đầu trong lòng quần chúng.

 

 Thời hoàng kim rực rỡ, tiến bộ vượt bực cực thịnh của sân khấu cải lương là những thập niên 1950, 1960 và 1970. Đây là thời kỳ viên mãn nhất khi  sự phát triển đồng loạt trên sân khấu cải lương từ những  sáng tạo nghệ thuật mới lạ như kịch bản, diễn xuất, cách ca ngâm, cách hóa trang, phục trang...tất cả hầu như được cải tiến đăc sắc đa dạng và lộng lẫy bội phần. Nếu những năm 1950 phát triển mạnh  những sáng tác mới về kịch bản thì những năm 1960 lại phát triển về  cải cách nghệ thuật mới cho sân khấu chẳng hạn như tân nhạc được đưa vào cải lương, hay ca múa minh họa làm sống động thêm cho vở diễn , cảnh trí thật và đẹp được trưng bày hấp dẫn làm nền cho câu chuyện, rồi còn những âm thanh, ánh sáng, phục trang tất cả càng lúc càng được cải thiện hoàn mỹ hơn...

ln-ltk_zps5a279eb9.jpg

Kịch bản cải lương là một chuỗi dài không ngừng phát triển. Sự phát triển ấy không chỉ dừng lại ở một giới hạn nào đó, mà tất cả những sáng tạo mới dành cho sân khấu cải lương được phát huy đều đặn và nhịp nhàng chuyển tiếp từ thập kỷ này sang thập kỷ khác. Nếu đội ngũ soạn  giả đã làm nên  giá trị lịch sử cho cải lương như  các soạn giả tên tuổi Nguyễn Thành Châu, Trần Hữu Trang, Thu An, Kiên Giang,  Quy Sắc, Điêu Huyền, Hà Triều Hoa Phượng, Viễn Châu, Hoàng Khâm, Nguyễn Phương... thì hàng ngũ diễn viên cũng đồng loạt xuất hiện nhiều  nhân tài lỗi lạc bậc  nhất , tiêu biểu nhất của  sân khấu cải lương  trong thời điểm này như  Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được, Hữu Phước, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Thanh Hải, Ngọc Hương, Phượng Liên, Thanh Sang, Lệ Thủy, Mỹ Châu...v.v...

 

 Sau năm 1975, suốt thời gian vài năm đầu kịch bản và sân khấu biểu diễn như bị chậm lại, các đoàn cải lương chỉ được phép diễn lại một số  kịch bản cũ  ngày xưa nhưng phải qua tuyển chọn và kiểm duyệt bởi môt Hội Đồng duyệt xét kịch bản  thành lập từ chính quyền đương thời, chứ không được tự do biểu diễn theo chiều hướng nào đó tuỳ  thuộc vào chủ  trương của Ban Giám Đốc  mỗi đoàn hát như trước đây nữa. Giai đoạn này còn có tên là giai đoạn “ Cứu đói cho nghệ sĩ cải lương”. Vài năm về sau, kịch bản mới được ra đời theo xu hướng mới , tức là các  tác giả phải viết   theo hệ thống của nhà nước ví dụ như các đề tài “ chống  Pháp, chống Mỹ ..v.v”, đó cũng là một trong những chủ trương mà các đoàn nghệ thuật bắt buộc phải khép mình theo một “ đường ray” nhất dịnh nếu như không  muốn bỏ nghề .

 

 Với tư cách khách quan của người viết, thời kỳ của những năm cuối 1970 sang thập kỷ 1980,  có giá trị nhất đó là những kịch bản lịch sử cổ trang  Việt Nam , nói về những anh hùng dân tộc qua các thời đại Hai Bà Trưng, Ngô Quyền,  Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và nhà Nguyễn..v.v.

 

Lịch sử là một môn học không dễ gì thu hút sự thích thú từ những học sinh còn ngồi ghế nhà trường ngoại trừ cá nhân nào biết yêu thích và quý trọng lịch sử hoặc gặp phải thầy cô giáo giỏi tâm lý, giảng bài xuất sắc mới mong thu hút đối tượng học sinh đam mê môn học này . Nhưng nếu câu chuyện lịch sử được diễn đạt lại bằng những kịch bản cải lương thì tác dụng của nó bay xa bay cao và lan rộng rất nhanh trong lòng mọi người một cách bất ngờ và vô cùng hữu hiệu.

 

Điễn hình như:

 1814fb497784122f4f25346aec515b43_L.jpg

Một Trưng Trắc trong Tiếng Trống Mê Linh đã được  nữ nghệ sĩ Thanh Nga thổi hồn vào nhân vật đã làm cho tất cả mọi người đang xem trong khán phòng tưạ hồ  như nín thở, giữ được không gian tĩnh lặng để nghe rõ tiếng gọi hào hùng bất khuất  vang dội, lúc ấy không còn là nhân vật Trưng Trắc của lịch sử cũng không phải là tiếng nói sắc bén hào hùng đầy khí thế của diễn viên Thanh Nga , mà đó đã  trở thành tiếng nói từ hồn thiêng sông núi của Tổ Tiên, của  giống nòi dân tộc từ xưa vọng về . Sự thành công tuyệt vời ấy nhờ vào nghệ thuật tổng hợp đa dạng của sân khấu cải lương.

 

  Để chuẩn bị cho  người xem ghi nhớ dấu ấn  của thông điệp cần chuyển tải, trước khi câu nói quan trọng  bắt đầu tuyên ngôn, ngoài sự chuẩn bị kỹ lưỡng tập trung của các nhân vật trong vở diễn, các bộ phận khác  như âm nhạc, âm thanh , ánh sáng, hình tượng sân khấu đồng phối hợp nhịp nhàng  hổ trợ gây sự chú ý cần thiết, rồi thông điệp mới được bắt đầu:

 

“ Hởi đồng bào trăm họ.

 

Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước

 

Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang.

 

Thà chết mà đứng thẳng. Không cam chịu sống quỳ.

 

Đất nước Nam cẩm tú.

 

Người dân Nam anh hùng.

 

Trước đền thờ Quốc Tổ, thề hy sinh giết giặc cứu non sông.”

 

       ( Kịch bản  Tiếng Trống Mê Linh trên sân khấu Thanh Minh)

 

Ấn tượng hình ảnh bà Trưng Trắc cầm đuốc thiêng trước ba quân tướng sĩ  tuyên thệ đồng một lòng diệt giặc  bảo vệ quê hương đã là một dấu ấn không phai trong tiềm thức của mỗi người,  và đó cũng là điều  dễ dàng ung đúc ý chí người xem, khích động được lòng yêu nước của toàn dân đầy khí thế và tự hào dân tộc. Khi dứt cảnh này, từ trên sân khấu lúc nào cũng tạo cảm giác cho người xem mang tâm trạng vừa xúc động, vừa hãnh diện theo dòng chảy  của tinh thần bất khuất:  “Đứng trên đất địa linh nhân kiệt. Nguyện một lòng nối ngiệp Hùng Vương”

 

12241_215455055257441_1214811722_n_zpsaf2dc209.jpg

  Tính đa dạng của sân khấu cải lương đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ nối tiếp. Ngoài Tiếng Trống Mê Linh, những kịch bản lịch sử tiêu biểu nổi tiếng và thành công khác có thể kể Câu Thơ yên Ngựa( Lý Thường Kiệt),Bão táp Nguyên Phong(đời Trần) Anh Hùng Bán Than( Trần Khánh Dư), Thanh Gươm và Nữ Tướng( Bùi thị Xuân), Thái hậu Dương Vân Nga (đời Đinh) Tô Hiến Thành Xử Án (đời Lý), Nữ Tướng Cờ Đào( Triệu Trinh Nương), Tâm sự Ngọc Hân(  đời hậu Lê ), Ngọn Lửa Thăng Long( Nguyễn Huệ), Dựng Cờ Cứu Nước ( Trần Quốc Toản)...

Đất nước ta  trong giai đoạn dầu  sôi lửa bỏng, cần thiết lắm những kịch bản  lịch sử hào hùng như thế  hầu nhắc nhở cháu con hậu duệ về những chiến công hiển hách mà ông cha ta đã gầy dựng, đã đổ máu xương hàng bao thế kỷ cho sự sống còn của dân tộc Việt Nam ngày nay và cũng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trước ngoại bang Trung Cộng lúc nào cũng mưu đồ xâm chiếm nước ta như 4 câu thơ lịch sử mà danh tướng thời nhà Lý đã ghi lại trên lưng ngựa lúc ra quân chống giặc Tống ngoại xâm :

 

 

Nam Quốc San Hà Nam Đế cư ( Sông núi nước Nam vua Nam ở)

 

Tuyệt nhiên định phân tại Thiên Thư ( Sách Trời chính đáng định phân ngôi)

 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ( Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm)

 

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư ( Bây sẽ tan tanh thảm bại thôi )

 

                                              ( Lý Thường Kiệt  1019_1105 )

 

 

 

Bạch Lựu ( Sydney_ Austral

 

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME