AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Vết cắt cần may

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

 

Bài này tiếp bài kỳ trước, chúng ta bàn đến việc chăm sóc cho những vết cắt cần may.

 

Như chúng ta đã biết, những vết cắt sâu, rộng, bờ không đều, hoặc gây chảy máu không cầm, cần được may lại, để vết thương mau lành, lưu lại ít thẹo hơn, hoặc được cầm, không còn chảy máu nữa.

 

Kỹ thuật khâu may những vết cắt đơn giản thường không khó. Bác sĩ dùng kim cùng chỉ đặc biệt, kéo sát hai bờ của vết cắt lại với nhau và may, rồi cột chỉ để hai bờ vết thương được giữ nguyên như vậy, không rời xa nữa.

 

Có hai loại chỉ may:

 

- Chỉ tan (absorbable): chỉ sau nhiều ngày sẽ tự tiêu tan đi, không phải cắt.

 

- Chỉ không tan (nonabsorbable): chỉ không tự tiêu tan, khi vết thương đã lành tốt, chỉ cần được cắt, gỡ ra.               

 

Có một cách khác khiến hai bờ vết cắt khít lại song không cần phải may, thường được dùng trong phòng cấp cứu, cho những vết cắt không sâu, rộng lắm. Cách này dùng một dụng cụ gọi là “stapler”, móc hai đầu những miếng kim loại nhỏ (staples, trông giống như đồ chúng ta dùng để đóng những miếng giấy rời vào với nhau) vào hai bên bờ vết thương rồi siết lại, giúp hai bờ vết thương khít lại với nhau. Những miếng “staples” này là kim loại, nên không thể tự tiêu tan, cần tháo lấy ra khi vết thương đã lành tốt.

 

Trước khi may vết cắt, bác sĩ rửa sạch vết cắt, và thường sẽ chích thuốc tê vào chỗ vết cắt để bạn không cảm thấy đau lúc may. May xong, bác sĩ sẽ băng vết thương lại sạch sẽ.

 

Chăm sóc vết thương

 

Bác sĩ sẽ dặn dò bạn cách chăm sóc cho vết thương ở nhà. Vết cắt đã may (hoặc đã được khép kín với “staples”) sẽ mau lành và ít bị nhiễm trùng nếu chúng ta chăm sóc nó đúng cách.

 

Thông thường, bạn giữ vết thương đã được may khô, đừng để nước vào, trong băng sạch. Chỉ may không tan chỉ cần được giữ khô 1-2 ngày, loại chỉ tan cần được giữ khô lâu hơn.

 

Khi vết thương và chỉ may không còn cần phải giữ cho khô nữa, lúc tắm bằng vòi phun bông sen (shower) mỗi ngày, bạn có thể nhẹ nhàng rửa vết thương với nước và xà bông. Sau đó, bạn dùng khăn sạch thấm nhẹ cho vết thương khô nước, thoa một lớp mỏng pom mát trụ sinh (như pom mát bacitracin mua không cần toa bác sĩ) lên vết thương, rồi băng vết thương lại với “gauze” (vải thưa, sạch chế sẵn từng miếng để băng bó vết thương) hay “band-aid”.

 

Bạn không nên ngâm lâu chỗ vết thương trong nước bồn tắm, hồ tắm. Một vết thương ngâm nước sẽ ẩm và lâu lành, dễ nhiễm trùng.

 

Cẩn thận, khoảng 1-2 tuần, bạn nên tránh những hoạt động, chơi những thể thao làm đụng chạm đến vùng có vết thương, vì chỉ may có thể bị bung, vết thương chưa lành sẽ toác ra lại.

 

Gọi hỏi bác sĩ

 

Bạn nên gọi hỏi hoặc đi khám lại bác sĩ nếu có những dấu chứng sau đây:

 

- Chỉ bung, vết thương toác hở lại.

 

- Thấy nóng sốt, nhiệt độ lên trên 100 độ F (nhà nên có cây đo thân nhiệt)

 

- Vùng quanh vết thương ngày càng đau hơn, và thêm sưng, nóng, đỏ.

 

- Vết thương chảy mủ đặc màu vàng, xanh. Nước trong, vàng rỉ ra từ vết thương chỉ vài ngày đầu rồi khô dần thì không sao.

 

- Có những tia đỏ tỏa ra từ vết thương.

 

Cắt chỉ, tháo “staples”

 

Sau 5-14 ngày, tùy nơi (đầu, mặt, hoặc cổ, mình, tay, chân), vết thương lành, bạn đến bác sĩ lại, để bác sĩ cắt chỉ (loại chỉ không tự tiêu), hoặc tháo các miếng “staples” ra cho bạn

 

Việc cắt chỉ rất dễ, không cần chích thuốc tê, bác sĩ dùng dụng cụ nâng các mối chỉ khâu lên, rồi cắt và rút ra. Việc tháo các miếng “staples” ra cũng vậy, nhưng cần có dụng cụ đặc biệt để tháo chúng (gọi là “staple remover”), mà văn phòng các bác sĩ thường không có. Nếu bạn có vết thương cần may và vào phòng cấp cứu, bác sĩ phòng cấp cứu kẹp các miếng “staples” vào vết thương thay vì may bằng chỉ, bạn nhớ xin bác sĩ phòng cấp cứu dùng cụ “staple remover” đem về cho bác sĩ chính (primary care doctor) của bạn, để đến ngày tháo các “staples”, bác sĩ chính của bạn có cái để tháo chúng.

 

Sau khi chỉ đã cắt, hoặc “staples” được tháo ra, bạn tránh đừng để ánh nắng chiếu vào vết thương. Ánh nắng có tác dụng không tốt trên các vết thương đang lành. Bạn dùng thuốc chống nắng (sunscreen), mặc áo dài tay (vết thương ở tay), dài chân (vết thương ở chân), đội mũ (vết thương trên đầu, mặt) để che chở vết thương.

 

Tóm lại, với các vết cắt cần may, bác sĩ may vết thương, song sau đó, việc chăm sóc cho vết thương ở nhà là phần việc của chúng ta. Bạn giữ vết thương khô, sạch, thay băng mỗi ngày sau khi tắm, để ý xem vết thương có dấu chứng nhiễm trùng hay không, và giữ hẹn với bác sĩ để bác sĩ cắt chỉ, hoặc tháo gỡ các “staples” đúng hạn.

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet

TIME