AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu
covangdantoc-6.gif AcDieulogo_250.jpg

 

Chốn xưa

tdt.

HQPD_1359946048.jpg

 

." Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được.....

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi, dẫn đi trên con đuòng làng dài và hẹp "

 

Tác giả Thanh Tịnh tả cảnh đến trường ngày đầu tiên với giọng văn trong sáng êm đềm đầy cảm tính.

Tôi thich đoạn văn này tôi mơ hình ảnh này ,nó nằm sâu trong tôi ,mỗi khi nghĩ đến Thanh Tịnh tôi nghĩ đến đoạn văn trên của tác giả.

Mẹ tôi mất khi tôi vùa chớm hai tuổi. Con đường dẫn đến trường ngày đầu tiên không phải con đường làng dài và hẹp ,trên không chắc cũng không có những đám mây bàng bạc , tôi không còn mẹ để dắt tay tôi đến trường như cái diễm phúc của Thanh Tịnh có. Ngày này tôi theo chị tôi và anh tôi dến trường, trường Thanh Quan, nói đúng ra là lớp học. Chủ trường là một ông thầy trông rất nghiêm nghị ,ông giáo bị mất một chân, ông dùng một chân bằng gỗ.

Những ngày đầu tiên, tôi được tập viết đè lên những vần a ,b c.....rồi nhũng số 1,2,3,4,5.....

Tôi vốn thuận tay trái, cô giáo bắt phải cầm bút tay phải, thành thử tôi rất lúng túng những tháng ngày này. Cũng có thể đây là lý do nét chữ viết của tôi không được đẹp sau này.

 

Ngôi trường đầu đời bé nhỏ thật ra chỉ là một ngôi nhà tư gia được biến thành trường học dậy vỡ lòng.

Tôi vẫn nhớ hình ảnh của cô giáo, có lẽ là con của ông giáo hoăc là em gái, cầm bàn tay non dại của tôi giúp tôi đồ theo những vần quốc ngữ a,b,c...

Trường nằm trên phố Văn Miếu, trước mặt là bức tường của Văn Miếu, tôi vẫn nhớ ngay sát bờ tường bên trong Văn Miếu có cây muỗm (1) quả khá lớn ,hai anh em tôi mỗi lần qua đây đều nhìn với ánh mắt thèm muốn.

Chỉ vì thuận tay trái, tôi hay bị sửa những lúc ăn cơm gia đình , trước mặt mọi người tôi cầm đũa tay phải ,cầm bút tay phải ,dần dần tôi quen tay phải với dùng đũa và cầm bút ,thế nhưng nhũng sinh hoạt không có sự giám sát của người lớn tôi vẫn sử dụng tay trái như chơi bắn bi ,chơi quay ,sủ dụng kéo.

Trong xã hội cổ và bảo thủ người ta không chấp nhận những gì khác với số đông ,nhiều khi nguyên nhân họ không hiểu rõ vấn đề. Trong nhà, mẹ kế tôi thường nói- Tay chiêu đập niêu không vỡ. hoặc thỉnh thoảng chê tôi lóng ngóng những lúc sử dụng dao hoặc kéo.

Anh tôi thuận tay phải nhưng nhũng lúc chơi bắn bi vẫn bị thằng em tay trái lột sạch bi.

HQPD_1359946514.jpgNhững tháng ngày ấu thơ trôi êm đềm, phố Hàng Bột có đường tầu điện đi Hà Đông, trưóc nhà tôi là Văn Miếu, nơi đây anh em tôi thuộc từng gốc cây từng bờ tường loang lổ , từng con rùa đá . Văn Miếu có cổng chính ở đường Giám ,phía trước mặt cổng chính là một hồ nhỏ chính giữa hồ có một cù lao nhỏ.Cổng chính những tháng ngày này luôn luôn đóng ,chỉ trừ nhũng ngày lễ lớn khi có quan khách đến thăm.Ra vào Văn Miếu chỉ dùng một cổng nhỏ ở phố Văn Miếu. Tuổi trẻ chúng tôi không có những đồ chơi như ngày nay ,chúng tôi thường tự kiếm những trò giải trí không tốn tiền như bắt ve ,bắt dế ,chơi quay hoặc bắn bi ; tôi vẫn nhớ những buổi tối đi bắt ve ở vườn hoa Canh Nông hoặc mấy cây đa trước cái miếu thờ ở bên ngoài bờ tường của Văn Miếu ngay ngã tư phố Hàng Đẫy và Hàng Bột.

Những sáng chủ nhật anh em tôi thường được đi xem cine tại rạp Kim Mã ở Cầu Giấy ,một rạp chuyên chiếu những phim cũ cho trẻ em xem tương tự như rạp Lửa Hồng ở phố Hàng Trống gần bờ hồ. hoặc chúng tôi đi bơi tại Ấu trĩ viên ,gần hồ Hoàn Kiếm.

 

Ôi ! Thần tiên thay cho chuỗi ngày này.

Nếu ánh sáng là nguồn sống của cỏ cây thì mùa thu là nguồn sống của thi nhân, văn sĩ và nhạc sĩ

Tôi không phải văn sĩ ,không phải nhạc sĩ mà cũng chẳng phải thi sĩ ,tôi nhìn mùa thu là mùa tang tóc cho quê hương ,tháng tám năm 1945 đảng csvn cướp chính quyền ,để từ đây đưa đất nước qua hai cuộc chiến diệt chủng ,đưa dân tộc trước họa bắc thuộc lần nữa .

 

Mùa thu năm 1954 ,cũng lại mùa thu thê thảm ,gia đình tôi bỏ Hà Nội thân yêu vô Nam.

Sống yên ổn 21 năm tự do ,thanh bình.

Năm 1975 miền Nam sụp đổ ,miền Bắc chiếm miền Nam với sự viện trợ súng đạn của Nga Tầu.

Hàng trăm ngàn cựu sĩ quan công chức bị lừa đi học tập 2,3 tuần lễ để rồi bị giam giữ hành hạ có nhiều người bi giam giữ 15 ,16 năm dưới một cái tên êm ái đi học tập cải tạo.

Hàng triệu người bỏ xứ ra đi ,hàng chục hàng trăm ngàn người chẳng đến bến bờ tự do.

Hai ba lần đổi tiền , dân thành phố bị cưỡng bách đi vùng kinh tế mới ,một hình thức cướp tiền ,cướp nhà cửa , nhà nước cố tình lột sạch dân miền Nam.

Thật bất hạnh cho đất nước.

Sài Gòn sau ngày 30 tháng Tư rất hoang mang ,sợ sệt nhất là những gia đình có người trong quân đội ,công chức, những người có liên quan đến chế độ cũ và những người Bắc di cư 54. Gia đình tôi ,một nửa thoát đi được một nửa kẹt lại.Một buổi tối anh tôi lên thăm chị tôi và nhắn với chị hãy săn sóc bố tôi ,cụ đã trên 70, để anh vượt biển cùng đứa con trai 3 tuổi ; chuyến vượt biển không thành công.

 

Anh tôi đuọc trả tự do sau hơn 13 năm tù.

Đầu năm 2009 ,một nguòi đàn ông đứng tuổi ,trở về chốn cũ ,bấm chuông một căn nhà ở phố Văn Miếu ,một người trẻ tuổi ra mở cửa ,sau khi tự giới thiệu ,ông bước vào trong ,trò chuyện trước khi ra về ông kính cẩn lậy bức ảnh trên bàn thờ.

Đi vòng qua cửa chính của Văn Miếu ,người đàn ông đứng tuổi rẽ tay phải vào phố Hàng Bột ,(2) dừng lại trước căn nhà số 14 ,từ bên kia đường ông ngắm rất lâu ngôi nhà hai tầng ,nơi đây ông đã sống quãng đời niên thiếu ,ngôi nhà vẫn thế nhưng tiêu điều hơn xưa.Cả thời niên thiếu hiện về : Gia đinh ông bà Thanh ở bên phải ,gia đình ông Ba Thành phía trái ,kế tiếp là gia đình bà giáo Thơm xa xa gia đình Bảo ở sát phố hàng Cháo ,một thời chị em Khánh Ly ở đây.

Tất cả đã thay đổi, lớp người Hà Nội năm xưa nay không còn nữa .

 

" Những người muôn năm cũ.

Hồn ở đâu bây giờ"

 

Người đàn ông đứng tuổi lặng lẽ quay gót ,bóng ông khuất dần ở cuối phố.

Người đàn ông đứng tuổi : Thiếu tá Không quân Trần đức Tuấn.

,trở lại thăm trường xưa ,cùng thăm ngôi nhà cũ.

Bức ảnh trên bàn thờ là chân dung ông giáo già năm xưa.

 

Tdt

 

(1) cây xoài.

(2) đường Tôn đức Thắng ngày nay.

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet

TIME