AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

Trang sử Việt: Trạng Quỳnh ( Nguyễn Quỳnh )

TG: Nguyễn Lộc Yên‏

Trang Sử Việt: Trạng Quỳnh: Nguyễn Quỳnh
Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Dù vậy, người viết khi biên soạn luôn cố gắng giữ đúng theo tài liệu của người xưa. Trong bài viết về Trạng Quỳnh có những từ “nói lái” có lẽ không được trong sáng, nhưng sự thật không thể bỏ và người viết cũng mong mỏi tạo một chút không khí vui vẻ cho bạn đọc.
Mong thay - NLY)
.
TRẠNG QUỲNH: NGUYỄN QUỲNH (1677–1748)
Nguyễn Quỳnh, còn có tên là Thưởng, hiệu Ôn Như, Điệp Hiên, song thân là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương, quê tại làng Bột Thượng, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Ông từng đỗ Hương cống (Cử nhân) nên gọi là Cống Quỳnh.
Ông nổi tiếng về trào lộng, hài hước nên dân gian thường gọi ông là Trạng Quỳnh mặc dù ông chưa đỗ Trạng. Năm 1695, Nguyễn Quỳnh đỗ Giải nguyên nhưng thi Hội nhiều lần bị hỏng. Triều đình bổ nhiệm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), rồi làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở Thăng Long. Năm 1718, làm tri phủ Thái Bình rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống làm Tu soạn ở Viện Hàn lâm.
Tương truyền ông và Đoàn Thị Điểm thường xướng hoạ văn thơ rất tương đắc.
Sách "Nam Thiên lịch đại tư lược sử" đã nhận xét về Trạng Quỳnh: "... Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước...".
Sau đây, ghi vài mẩu chuyện ly kỳ, tiêu biểu của Trạng:
1- Thừa giấy vẽ voi: Nguyễn Quỳnh là người học thức uyên thâm nhưng xem nhẹ việc thi cử và công danh, khi làm xong bài thi Đình sớm, ngồi rảnh rỗi lại làm thơ diễu cợt:
"Văn chương phú lục đã xong rồi
Thừa giấy làm gì chẳng vẽ voi
Vẽ xuống vẽ lên nhằng nhịt giấy
Thằng nào cười tớ, nó ăn bồi"
Quỳnh làm bài thi dù rất hay nhưng do đó vẫn bị đánh rớt.
2- Bà chúa mắc lỡõm: Trong phủ chúa Trịnh có một Bà chúa, tính tình đanh đá, thường hằn học thuộc hạ, xem dân rẻ rúng. Trạng Quỳnh ghét lắm, nhân Bà chúa ra ngoài, Trạng ra trước đứng bên vũng nước lấy chân đá mấy cánh bèo chơi. Kiệu Bà chúa đi ngang, thấy lạ cho dừng kiệu, Bà chúa hỏi: "Ông làm gì kì cục vậy?". Trạng đáp: "Hôm nay ‘nắng cực’, Quỳnh ra ao ‘đá bèo’ chơi". Bà chúa nghĩ chữ nói lái ‘nắng cực’ và ‘đá bèo’, biết bị lỡm, nên thẹn mà không có lý do để trách mắng.
3- Hạch tội chúa Trịnh: Lính hầu lỡ tay làm bể cái độc bình rất quí. Chúa Trịnh giận lắm, hỏi các quan: "Chiếc độc bình quí của ta, hắn làm bể, có đáng tội chết không?". Các quan sợ sệt, thưa: "Dạ đáng chết! Dạ đáng chết!". Trạng Quỳnh từ tốn đề nghị: "Xin chúa, cho thần hài tội tên hầu này, để nó chết không còn oán trách", Chúa chấp thuận. Trạng lớn tiếng, tỏ vẻ giận dữ: "Người có 3 tội đáng chết, biết chưa?":
- Tội thứ nhất: Ngươi làm bể độc bình, nhưng giết ngươi rồi Chúa mang tiếng tiếc của giết người.
- Tội thứ hai: Giết ngươi chết rồi, sử quan sẽ ghi chép ngày này Chúa giết người chỉ vì một cái độc bình cổ.
- Tội thứ ba: Giết ngươi chết rồi, lời đồn đãi ra các nước lân bang, nước ta giết người không chính đáng sẽ coi thường Chúa của nước ta.
Hạch tội xong, Trạng hét lớn: "Đao phủ mau đem hắn ra chém". Chúa Trịnh nghe vậy lật đật ngăn lại, la to: "Thôi được rồi, tha tội chết cho nó, chỉ đánh 10 trượng thôi".
4- Mầm đá: Chúa Trịnh than với các quan: "Ta ăn đủ sơn hào hải vị, nhưng vẫn không ngon miệng, vậy biết làm sao?!". Các quan đều lo lắng sức khỏe của chúa, nhưng không biết cách nào để chúa ăn được ngon miệng. Quỳnh điềm đạm thưa: "Chúa có bao giờ ăn qua mầm đá chưa?". Chúa ngạc nhiên: "mầm đá là thứ gì vậy, ăn ngon lắm sao, để ta thử?".
Quỳnh thưa: "Nếu Chúa muốn ăn mầm đá, thì ngày mai Chúa đừng ăn gì cả và phải chờ hầm lâu lắm mới ăn được". Sáng sớm, Quỳnh đem đến một viên đá thật đẹp, bảo lính bỏ vào nồi hầm cho chín, lính lấy làm lạ, đá cứng làm sao hầm cho chín được nhưng lệnh của quan phải làm theo.
Đến trưa, chúa bụng đói cồn cào, hỏi mầm đá chín chưa?. Quỳnh lại hỏi người nấu bếp, đá mềm chưa? Người nấu bếp thưa: "Thưa chưa!". Đến quá ngọ, đá vẫn chưa mềm.
Chúa than đói quá! Quỳnh lấy cơm tương rồi nói: "Mời Chúa ăn tạm để chờ hầm mầm đá". Chúa ăn rất ngon miệng nên ngạc nhiên hỏi: "Cơn tương ở đâu ăn ngon miệng quá!".
Quỳnh thưa: "Ấy là cơm tương thường ngày của dân dã ăn", Chúa mỉm cười: "Ta hiểu rồi, khi đói thì ăn mới biết ngon".
5- Câu đối với sứ Tàu: Sứ Tàu qua VN, khi đi thuyền, Sứ trung tiện (đánh rắm), để chữa thẹn, Sứ Tàu lại hỗn láo nói: "Lôi động Nam bang" (Sấm dội nước Nam). Trạng đang giả người lái đò, đứng dậy vén quần xây mặt hướng Bắc tiểu xuống
nước, đối trả: “Vũ qua Bắc Hải” (Mưa qua bể Bắc). Sứ Tàu vừa thẹn vừa tức. Sau đấy, tìm hiểu thì biết người lái đò là Trạng Quỳnh, vua tôi nhà Minh, cử Sứ qua Đại Việt rửa nhục. 
6- Tìm đầu ngọn cây: Khi Sứ Tàu được triều đình Đại Việt tiếp kiến. Sứ nói: “Được biết Trạng Quỳnh nước Nam, là người tài trí hơn người, vậy cái cây to bằng cái đầu người, thợ mộc đã bào chuốt nhỏ lại bằng bắp chân, để làm đòn dông tiền đình nhà Hán. Ngặt người thợ bào xong, không còn phân biệt được đầu nào là gốc là ngọn; sợ đặt sai gốc ngọn sẽ ảnh hưởng đến phong thuỷ, vậy nhờ quan Trạng giúp cho”. Các quan Việt Nam đều lo lắng nhưng Trạng mỉm cười: “Đem thả cây vào hồ nước sẽ biết ngay”. Liền sai lính đem thả cây vào hồ nước, thì đầu ngọn nhẹ hơn nên nổi lên, đầu gốc thì chìm.
7- Chọi trâu: Sứ Tàu tìm cách khác hạ nhục Trạng Quỳnh, sứ nói: “Chúng tôi có đem qua Đại Việt mấy con trâu để chọi với trâu của quí quốc, nếu trâu Đại Việt thắng thì miễn triều cống 3 năm. Nếu thua thì Quốc vương quí quốc phải qua chầu thiên tử và tiếp tục triều cống”. Vua quan Đại Việt lo lắng, vì trâu của Tàu to lớn thì trâu nước ta làm sao chọi lại?!. Có lẽ lần này vua nước Nam phải đi qua Tàu triều kiến vì thua là chắc. Trạng điềm đạm bảo:“Được, được, chọi trâu là một việc vui, nhưng điều kiện thua thắng thế nào? Xin phiền sứ giả nghỉ ngơi, 3 ngày sau sẽ cho chọi trâu”.
Sứ Tàu nói: “Con trâu nào bỏ chạy là thua, vì sao phải chờ 3 ngày sau?”. Trạng mỉm cười: “Đại Việt, người và súc vật đều nhỏ bé, nhưng sẽ chiến thắng bằng lòng can trường chiến đấu, xưa nay là vậy”, Ý ông muốn nhắc, chiến thắng của Hưng Đạo Vương và Lê Thái Tổ nhưng không nói rõ. Ông nói tiếp: “Để 3 ngày nữa sẽ thi đấu, vì lo sang sửa đấu trường và bố cáo dân chúng cùng xem”. Quan Tàu đồng ý, nghĩ bụng lần này, Quỳnh khoát lát nên Tàu thắng chắc.
Khi quan Tàu về sứ quán rồi, vua Lê lo lắng hỏi: “Vì sao Trạng hứa bừa bãi như vậy?!” Trạng thưa: “Xin để thần lo”. Sau đó Trạng bí mật, cho người tìm một con trâu nghé (trâu con, khoảng một năm tuổi) và bảo bỏ đói, một ngày một đêm. Trước giờ thi đấu; ai cũng thắc thỏm, lo lắng vì trâu Tàu ra đấu trường to lớn, hung hăng, ngược lại trâu của Đại Việt bé nhỏ, mà còn ốm nhom ốm nhánh. Sứ quan Tàu vui cười hống hách bao nhiêu thì vua quan ta lo lắng bấy nhiêu!.
Hai con trâu đấu xáp lại, trâu con Đại Việt bị khát sữa tưởng gặp được trâu mẹ, nhào vô húc vào bụng trâu Tàu để tìm vú bú. Trâu Tàu bị nhột quá bỏ chạy, trâu con rượt theo, như vậy trận chọi trâu, Tàu bị thua. Sứ Tàu biết bị thua mẹo nhưng phải chấp nhận sự thật ở đấu trường diễn ra rõ ràng!.
8- Đề thơ lên tượng: Tương truyền vào thời Lý Thái Tổ, có một người tên Đặng Thị Anh theo Hồng Thiết giáo (tà giáo). Thời gian sau, Đặng thị là chức sắc của Hồng Thiết giáo. Đặng thị cho mở hội Vu Sơn, trai gái giao hoan tập thể cực kỳ đồi truỵ. Đặng thị giao hợp với đệ tử của mình. Đặng Thị Anh thu nhiều đệ tử, trong đó có tên Nguyễn Quý Toàn. Sư mẫu Đặng thị và đệ tử Quý Toàn làm việc tồi bại. Sau đấy, 2 người này bị một vị Đại hiệp giết chết và tạc tượng đá hình Đặng thị gọi là tượng Bà Banh để răn đời. Đến đời nhà Lê, Trạng Quỳnh đề một bài thơ lên tượng, dùng chữ rất độc đáo (chú ý những chữ ở trong “dấu ngoặc” là nói lái):
Khéo đứng” ru mà đứng mãi đây
Khen ai “đẽo đá” tạc nên mày?!
Trên cổ “đếm đeo” dăm chuỗi hạt
Dưới chân “đứng chéo” một đôi giầy
Cởi váy, phất cờ trêu ghẹo tiểu
Để đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa
Phô phang chi ở đám quân này?!
Cảm nghĩ: Trạng Quỳnh
Trạng Quỳnh trào lộng tiếng xưa nay             (Trạng Quỳnh: TQ)
Châm biếm tài tình, khắp đó đây
Chúa Trịnh lầm mưu, nghiền ngẫm đắng
Sứ Tàu thua mẹo, ngậm ngùi cay
Đá bèo”, em hẩy anh mê mẩn                        (“Đá bèo” TQ nói lái)
Đẽo đá”, chàng xoi thiếp đắm say                 (“Đẽo đá” TQ nói lái)
Béo đỏ” tu tâm gìn giữ sức                             (“Béo đỏ”, NLY nói lái)
Xin đừng “leo đá” ngại ngùng thay!               (“leo đá”, NLY nói lái)   

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME