AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Những địu nước oằn vai.‏

Nếu hàng triệu phụ nữ, những người đã phải lặn lội hàng dặm để địu những gallon nước mang về nhà, có được vòi nước ngay ở cửa, cả xã hội có thể đã thay đổi…

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-0.jpg

Phụ nữ Gabra ở phía Bắc Kenya phải bỏ ra ít nhất 5 tiếng đồng hồ một ngày để mang những gallon chứa nước. Hạn hán kéo dài đã khiến khu vực khô cằn này trở thành một cuộc khủng hoảng nước.

Aylito Binayo rành rõi từng góc núi. Bốn giờ sáng, cô đã  lần mò  theo những tảng đá để xuống sông lấy nước, và leo lên ngọn núi dốc để trở lại làng của mình với 50 pounds nước địu trên vai. Và cô đã thực hiện cuộc hành trình này 3 lần một ngày trong suốt 25 năm cuộc đời mình. Tất cả những phụ nữ khác ở làng Foro, tỉnh Konso phía Tây Nam Ethiopia đều như thế. Binayo bỏ học khi cô tám tuổi, một phần vì phải giúp mẹ lấy nước từ sông Toiro. Nước thì bẩn và không an toàn để uống; mỗi năm hạn hán đang tiếp tục diễn ra, các con sông lớn ngày một kiệt quệ, và đó là nguồn nước duy nhất mà làng Foro có được.

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-0.jpg

Nghề giặt đồ trong khu phố ổ chuột Addis Ababa, Muntaha Umer kiếm được $1/ngày cho công việc giặt quần áo. Chỉ có đàn ông có đủ khả năng để trả tiền cho “dịch vụ” này.

Nước - quyết định cuộc sống của Binayo. Cô phải giúp chồng trồng sắn và đậu ở làng của họ; thu thập cỏ cho dê, hạt ngũ cốc và nghiền thành bột, nấu ăn và chăm sóc 3 con nhỏ. Nhưng trong số các công việc chẳng lấy đi thời gian của cô nhiều bằng 8 tiếng lấy nước mỗi ngày.

Ở những nước văn minh trên thế giới. Chỉ cần vặn một vòi nước là dồi dào nguồn nước sạch. Tuy nhiên, gần 900 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Và 2.5 tỷ người không có cách nào an toàn để phải dùng lại nguồn nước thải thiếu vệ sinh ở những vùng gần con sông là nguồn nước mà họ đã uống. Nước bẩn và thiếu nhà vệ sinh, hay vệ sinh không  đúng cách đã giết 3.3 triệu người trên thế giới mỗi năm; hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi. Ở miền Nam Ethiopia, và ở phiá Bắc Kenya, những trận hạn hán thiếu mưa vài năm qua đã càng tồn đọng hơn những nguồn nước bẩn. 

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-0.jpg

Tất cả những gì còn lại của sông Ethiopia Arayo trong mùa khô là những vũng bùn, nơi mà  những người phụ nữ đã  phải “vắt” cạn kiệt từng giọt nước.

Nơi những nguồn nước sạch gần như khan hiếm, nó lấy gần như trọn ngày công việc của một phụ nữ. Ở Konso, một người đàn ông địu nước chỉ trong vài tuần ở thời gian người vợ sinh nở. Những cậu trai trẻ thì địu nước, nhưng chỉ đến bảy hay tám tuổi rồi thôi. Quy tắc này được áp dụng triệt để giữa nam và nữ. Danh tiếng của một phụ nữ ở Konso dựa trên công việc khó khăn. “Nếu tôi ngồi ở nhà và không làm gì cả thì chẳng ai thích tôi. Nhưng nếu tôi lên xuống núi để lấy nước thì họ sẽ nói tôi là một phụ nữ thông minh và chăm chỉ”. Binayo chia sẻ.

Ở hầu hết các nước đang phát triển, thiếu nước là cái vòng lẩn quẩn của sự bất bình đẳng. Một số phụ nữ ở Foro phải  xuống sông 5 lần một ngày- một hoặc hai trong số những chuyến đi để dành nước làm “bia hơi” tại gia phục vụ cho đức lang quân. Ở Foro, những người đàn ông ngồi trong bóng râm trong nhà tôn để uống bia, trong khi những người phụ nữ không bao giờ có được 5 giây để ngồi nghỉ ngơi.

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-0.jpg

Dân làng Rendille ở phía Bắc Kenya lấy cạn bể chứa nước chỉ vào một đêm trước khi một xe tải của chính phủ cung cấp nước cho cái bể chứa nước này. Họ phải chờ một tuần cho lượt cung cấp nước kế tiếp.

Công  việc lấy nước khá cực nhọc, những người phụ nữ phải men theo con dốc mòn và trơn trượt. 50 phút họ mới đến được con sông. Ở đây, giờ chỉ tồn đọng nước hồ đen vì bùn, và một vài vũng nước, rải rác phân bò và lừa. Sự chờ đợi thường lâu hơn vào mỗi sáng và ngắn hơn ở thượng nguồn sông. Vì vậy, Binayo thường đi lấy nước từ rất sớm trước lúc mặt trời mọc.  Có lúc, cô còn địu 12 gallons nước- gần 100 pounds trên lưng mình.

“Khi chúng tôi được sinh ra, chúng tôi biết rằng sẽ có một cuộc sống khó khăn,” Binayo nói rằng cô chẳng bao giờ đặt câu hỏi với cuộc đời mình hay mong đợi bất cứ điều gì khác. 

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-0.jpg

Cân bằng trên cái thang dây, những người phụ nữ phải chuyền tay từng gàu nước quý giá ở một cái giếng sâu trong khu vực Marsabit phía Bắc Kenya.

Khi lặn lội khó nhọc để lấy nước, họ đong đo từng giọt. Người Mỹ trung bình sử dụng 100 gallons nước tại gia mỗi ngày. Với Binayo thì chỉ dùng 2 gallons rưỡi. Thuyết phục người dân ở đây dùng nước của họ để tắm rửa vệ sinh là một điều rất khó khăn khi nước được lấy bằng sức khó nhọc. Nhưng vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh rửa tay có thể giảm đi các chứng bệnh tiêu chảy khoảng 45 phần trăm. Binayo rửa tay “có thể một lần một ngày,” cô nói. Và giặt áo quần thì chỉ mỗi năm một lần. “Chúng tôi không có đủ nước để uống thì làm sao có thể giặt quần áo được.” Thỉnh thoảng, họ chỉ rửa người , tắm là xa xỉ. Họ không có xà phòng hoặc tro để rửa tay. Gia đình Binayo gần đây đã đào một nhà vệ sinh nhưng không có đủ khả năng để mua xà phòng.

Tiền mặt thì dân cư ở Konso dùng để trả tiền từ 4 đến 8 đô khi đến phòng y tế của làng để chữa trị các chứng bịnh truyền nhiễm từ việc thiếu vệ sinh môi trường và uống những nguồn nước bẩn. Tuy nhiên, đến cả các trung tâm y tế cũng thiếu nước sạch. Trên các bức tường của trạm xá là những bích chương của các nguyên tắc kiểm soát lây nhiễm bịnh. Họ có cả những bệnh nhân nhiễm HIV và viêm gan B. Căn bịnh dễ lây và cần nước để khử trùng. Nhưng sự giới hạn của nước sạch thì họ chỉ có thể vệ sinh mỗi  phòng bệnh nhân mỗi tháng một lần.  Ngay cả nhân viên y tế cũng không có thói quen rửa tay. Họ mang thêm bao tay và chỉ rửa tay sau khi làm việc.

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-0.jpg

Từng giọt nước nhỏ giọt trong một cái vòi nước.

Đưa nước sạch vào nhà người dân là chìa khoá thay đổi chu kỳ khốn khổ. Cộng đồng nơi có nguồn nước sạch sẽ tiếp ứng đời sống một cách dễ dàng hơn. Tất cả những thời gian lấy nước có thể được dùng để trồng cây lương thực, nuôi gia súc hoặc bắt đầu những doanh nghiệp thu nhập. Gia đình không uống nước bẩn, họ có thể ít mắc bệnh hoặc chăm sóc cho những người thân bị bệnh. Điều quan trọng nhất, tự do thoát khỏi ách nô lệ của nước có nghĩa là những cô gái có thể được đi học và chọn một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sử dụng nước không phải chỉ là vấn đề của nông thôn. Tất cả các nơi trên thế giới đang phát triển, nhiều cư dân trong các khu ổ chuột đô thị cũng dành nhiều ngày chờ đợi xếp hàng trước cái máy bơm nước. Nhưng thách thức của việc đưa nước  đến các làng xa xôi như ở Konso là một áp lực lớn. Làng này nằm trên đỉnh một ngọn núi. Nhiều ngôi làng ở vùng nhiệt đới được xây dựng trên những ngọn đồi cao bởi khí hậu mát mẻ hơn, và ít bị dịch tả sốt rét và có thể phát hiện kẻ thù  khi họ đến gần. Nhưng làng ở đỉnh núi Konso thì chẳng dễ dàng có được nước. Hạn hán và nạn phá rừng tiếp tục đẩy mực ngầm thấp hơn 400 feet dưới lòng đất. Tốt nhất là thực hiện những giếng nước ở gần sông. Nước không gần làng hơn nhưng đáng tin cậy và có khả năng vệ sinh hơn.

Tuy nhiên ở nhiều quốc gia nghèo, phần lớn các ngôi làng thường cũng không có giếng nước. Đào một cái giếng nước đòi hỏi những máy móc đắt tiền. Và việc cung cấp nhu cầu nước ở nhiều nước, như ở Ethiopia thì thuộc về trách nhiệm của mỗi huyện. Một tập đoàn Global Water Challenge của 24 nhóm phi chính phủ có trụ sở ở Washington chủ yếu là những nhóm từ thiện với nỗ lực khai sinh những nguồn nước sạch  đến những thôn làng nghèo, với nhiều thành công. Một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế ở Anh là WaterAid, một trong những tổ chức từ thiện nước và vệ sinh môi trường lớn nhất thế giới, được đảm trách công việc đưa nước tới làng ở Konso. WaterAid lập kế hoạch với ủy ban xây dựng  trong 7 người, phải có 4  là phụ nữ.

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-0.jpg

Phải giữ thăng bằng đôi chân mình trên vách giếng. Một thiếu nữ  Tanzania ở làng Matumburu múc lên từng gàu nước bùn. Cô phải chờ đợi khoảng 10  giờ đồng hồ để đến lượt mình. Người kế tiếp phải chờ thêm 1 giờ đồng hồ mới có nước trở lại trong giếng.

Người dân Konso, nổi tiếng với những công việc khó khăn, và họ là một tài sản quý của Konso trong công trình tìm kiếm nước. Nếu đặt một cái máy bơm nước là một thách thức kỹ thuật, khuyến khích vệ sinh là một thách thức khác. Người dân ở đây đang được giáo dục về lợi ích của nước sôi, rửa tay và tắm rửa hai lần một tuần. Nhiều cư dân đã chấp nhận các phương cách mới. Sử dụng nhà vệ sinh đã tăng từ 6 đến 25 phần trăm trong các khu vực kể từ khi hiệp hội WaterAid bắt đầu làm việc. Nhưng đó là một cuộc đấu tranh gay gắt. Khi nói về việc họ phải dùng xà phòng, thì họ liền nói rằng,” Hãy cho tiền tôi để mua nó!”

Nhung_diu_nuoc_oan_vai-7.jpg

Những cô gái và cậu trai leo lên một con đường dốc đến làng Foro ở Ethiopia, mỗi lần địu được vài gallons nước sông để dùng uống và nấu ăn.

Mặc dù suối nước từ đất, ống dẫn và máy bơm. Nhưng đây lại là nguyên do vì sao ngay cả tiện ích công cộng vẫn tính phí cho người dùng nước. Và nước thường là tốn kém nhất để cung cấp cho những dân cư thưa thớt, các làng hạn hán trên thế giới. Dân làng, sau vài tuần lễ thì họ nhận ra rằng phải trả một xu cho mỗi thùng nước có thể thực sự là giá rẻ, vẫn ít hơn so với công sức họ bỏ ra cho việc lấy nước là thời gian, tiền bạc và sự sống chết vì các bịnh truyền nhiễm.

Một máy bơm nước sẽ đưa nước lên một hồ chứa. Và làng sẽ có hai vòi nước công cộng và một nhà tắm. Nếu mọi việc tốt đẹp, Aylito Binayo sẽ có một vòi nước sạch chỉ cần một vài phút đi bộ từ cửa của cô. Binayo nói rằng, cô chưa từng mơ ước hay không bao giờ dám nghĩ rằng cuộc sống một ngày nào đó sẽ thay đổi tốt hơn. “Làm sao có thể tin được. Chúng tôi ở chót vót trên đỉnh núi. Và nước thì ở dưới tận chân núi. Nhưng nếu thực hiện được điều này thì tôi quá là hạnh phúc.”  Cô không dám nghĩ và chẳng bao giờ dám nghĩ, một ngày nào đó xuất hiện một cái vòi nước trong làng  Konso, ở một nơi trên chót vót tầng mây này.

Nhung_diu_nuoc_oan_vai.jpg

“Chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì” người dân làng hát khi họ đào một cái rãnh cho đường cống gần Ticho. Những nỗ lực của người dân- với sự giúp đỡ của WaterAid sẽ sớm cung cấp cho nguồn nước hoạt động.

HD

 

up

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME