AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

BÔNG SUA ĐỦA TÍM

 

Hồng Lan

Bong_sua_dua_tim

 Gà mới vừa gáy chập hai là má tôi đã thức dậy lo nấu cơm và hâm lại đồ ăn đã làm sẵn chiều qua đặng ba tôi ăn sáng, lót lòng cho vững bụng. Nghe tiếng động, tôi cũng giựt mình thức dậy. Sau khi đánh răng sơ sịa, tôi lót tót xuống bếp để phụ với má tôi. Bà đang lui cui dọn thức ăn lên bàn. Thấy mặt tôi bà liền sai:

 

- Con đem bình trà súc cho sạch, bỏ trà mới rồi châm đầy nước ba con uống sau khi ăn cơm xong.

 

 Ba tôi thích uống trà hiệu "Thiết Quan Âm," vì trà này có cái mùi dìu dịu, không nồng như trà "Ô Long." Tôi vừa làm vừa hỏi:

 

- Bữa nay ba có công chuyện phải đi đâu đó hả má?

 

- Con không biết à? Ba bây sửa soạn đi dọ chỗ! Bộ con không nhớ mỗi năm cứ đến mùa nầy là ba con tìm chỗ để dưỡng trâu. Năm nào cũng vậy mà bây còn hỏi lôi thôi!

 

 Hai má con đang nói với nhau, thì có tiếng tằng hắng của ba tôi từ nhà trên bước xuống:

 

- Má con bây nói gì đó, cơm nước đã xong chưa? Còn thằng Be giờ này mà nó chưa tới hả?

 

Vừa nhắc tới nó, thì ngoài ngõ có tiếng của hai con Mực và con Vện sủa ỏm tỏi. Tiếng thằng Be la hai con chó ngoài sân:

 

- Hai con chó mắc dịch này, bộ tao lạ lắm sao mà hai đứa bây sủa dữ vậy?

 

Tôi bước ra ngoài hàng ba nhìn sự tình thử coi ra sao. Be vừa đi vừa né con Mực, con Vện. Nhưng hai con chó như đã đánh mùi người quen bèn chạy ra quấn quít bên chân nó và liếm lia lịa vào người. Thỉnh thoảng nhảy chồm lên ngực nó như để giả lả sự hiểu lầm vừa qua. Be chợt nhìn thấy tôi, liền lên tiếng:

 

- Chị Lựu đang làm gì mà đứng đó?

 

- Chị nghe tiếng chó sủa, không biết chắc là em hay người khác, nên chạy ra định la hai con chó cho nó im vậy mà. Thôi đi vào nhà mau lên đi, để còn ăn cơm xong là lên đường ngay với ba chị. Nãy giờ ông đang trông em dữ lắm đó.

 

Bước vào nhà Be tươi cười, lễ độ thưa ba má tôi và có vài lời phân trần vì lỡ ngủ quên. Ba má tôi không màng để ý đến điều đó cho lắm vì biết nó tuổi còn nhỏ, "ăn chưa no, lo chưa tới." Vả lại Be phải sống xa gia đình, không có sự dạy dỗ của cha mẹ. Phải đi chăn trâu vất vả suốt ngày. Tuổi mười hai, mười ba, theo như con nhà khá giả, thì thế nào cũng được cấp sách đến trường, ăn học đàng hoàng. Không riêng vì ba má tôi mà ngay cả chị em tôi cũng thương nó và đối xử với nó như chị em trong nhà. Cứ mỗi lần gần đến Tết, lúc má tôi mua vải may đồ mới cho chị em tôi, bà cũng mua cho Be mt phần riêng. Cùng mt ít quà Tết cho gia đình của nó. Đời sống của Be thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Điểm cốt yếu là dù nhà nghèo nhưng tính tình Be rất dễ mến, có trách nhiệm và bổn phận trong công việc. Mỗi khi ba tôi giao phó cho nó, việc nào cũng trôi chảy, hoàn tất chu đáo.

 

Ba tôi hối thúc nó ngồi vào bàn ăn:

 

- Be à, chú cháu mình làm lẹ lên để còn đi sớm về sớm mậy. Không thôi lụi hụi đến chiều tối về không kịp à nghen. Chú cháu mình còn nhiều việc phải làm trên đó.

 

Nghe ba tôi nói, Be dạ... dạ hai ba lần, rồi ân cần tiếp lời:

 

- Chú nói nhiều việc mà làm con nôn quá, tưởng như mình đi đình đám, hay hi họp gì lớn lắm.

 

Ăn xong ba tôi qua ngồi bên bàn tròn cạnh đó. Ông rót chung trà nóng uống từng hớp một, để thưởng thức hương trà thơm ngát, bốc khói nghi ngút.  Rồi ông vấn điếu thuốc đặt lên môi, quẹt hp quẹt mồi lửa, mấp mấp vài hơi, nhả làn khói xanh, phảng phất quyện trên không trung mờ ảo. Thói quen của Be là ăn xong thì đi thẳng lên hàng mái nước mưa để nốc một gáo cho đã khát. Mấy cái mái chứa nước bằng sành to lớn được ba tôi kê theo thứ tự ở hiên nhà trên. Cái gáo múc nước làm bằng cái gáo dừa khô, cạo gọt thật láng.  Cán gáo được tra vào hai cái lỗ nhỏ khoét ở hai bên cái gáo dừa, dài đ hai gang tay. Cái gáo này lúc nào cũng được máng sẵn ở trên góc cột cạnh mấy mái nước. Tôi còn nghe tiếng nước đổ tạt cái ào ra ngoài sân nhà. Có lẽ Be uống không hết vì múc mt gáo đầy vung. Rồi nó lại giựt mình, bẽn lẽn vì sợ bị la vì cái tật uống phân nửa đổ phân nửa. Má tôi hay nói: "Mai mốt rủi nắng hạn không có mưa thì phải uống nước lóng phèn xách từ dưới mương lên." Be muốn né tránh sự bắt gặp đó nên đã vi vã trở lại bàn thưa với ba tôi:

 

- Con xong xuôi rồi chú, mình lên đường được chưa?

 

Ba tôi nói:

 

- Đi bây giờ là đúng lúc rồi đó. Bữa nay coi bộ trời tốt lắm.

 

Má tôi còn nói vói theo với ba tôi và thằng Be:

 

- Hai chú cháu bây đi đường nhớ cẩn thận, chiều về sớm sớm để ở nhà khỏi trông nghen.

 

- Bà khỏi phải lo gì cả, chiều nay không thấy tôi với thằng Be về là bà biết liền.

 

Ba tôi đùa cho vui, chớ ổng biết chắc dù sớm hay mun gì ổng cũng phải về trong ngày.

 

Vừa nói xong ba tôi với thằng Be liền bước nhanh ra đường và không mấy chốc khuất bóng bên kia đầu cầu của con rạch. Giòng nước dưới cầu chảy chầm chậm, thiệt trong, không mt chút pha lẫn bùn non. Tôi lui cui thu dẹp chén đũa vào cái rổ rồi bưng thẳng ra phía sau nhà. Tôi để cái rổ trên sàn phơi chén đũa cất cạnh chiếc cầu dừa bắt ngầm xuống mương, rồi từ từ lôi ra rửa từng cái một. Ánh bình minh hôm nay sao mà ửng hồng, thật đẹp. Tuy tay tôi vẫn rửa, nhưng cặp mắt tôi thì lại nhìn quanh quẩn đó đây. Những hàng dừa, hàng cau rũ bóng qua đêm đã bắt đầu tươi mát đón chào nắng ấm, lung linh. Tiếng chim sáo, chìa vôi pha lẫn với tiếng vịt, gà đang rời chuồng để đi kiếm ăn. Tất cả những âm thanh ấy đã tạo nên mt niềm vui chan hòa, rực rỡ với nếp sống dung dị của những người dân nơi miền thôn dã. Bỗng, bên kia bờ dừa có tiếng kêu giựt ngược của con nhỏ bạn:

 

- Lựu ơi, tới giờ đi học rồi mà sao mầy còn ngồi đó hả?  Mầy không lẹ lên tao đi trước à nghen.

 

Tôi giựt mình mới hay là nãy giờ quên mất chuyện đi học buổi sáng nay. Hết mãi mê chuyện trời mây trăng gió, tôi bèn nói vọng qua bên kia bờ:

 

- Mầy chờ tao mt chút nghen Sương. Tao đem rổ chén nầy úp vào sóng chén là tao đi liền.

 

Má tôi nghe tiếng hai đứa tôi ngoài sau vườn. Bà giục:

 

- Lẹ lên để không thôi trễ học à con! Còn phải đi ba bốn cây số, rồi lại phải qua đò ngang mà sao con ở đó chần chờ hoài vậy. Cơm, đồ ăn má đã đựng sẵn trong chiếc gào-mên hai ngăn đàng hoàng rồi đó.

 

Tôi chẳng thèm mở ra để mắt nhìn vô coi là món gì, nhưng cũng đoán chắc là canh chuối nấu dừa với lại tép rang mỡ. Vì ba tôi với thằng Be đã vừa ăn những món này trước đó. Một tay tôi với lấy chiếc gào-mên và tay kia ôm chiếc cặp đệm, miệng thì nói:

 

- Thưa má, con đi học.

 

Má tôi chẳng trả lời trả vốn và tôi vi bước nhanh ra sau nhà. Nãy giờ chắc con Sương đang chờ mỏi chân. Bỗng dưng má tôi nói vọng theo:

 

- Đừng hấp tấp mà làm đổ hết gào-mên cơm bây giờ, trưa nay không có một hột mà ăn nha con.

 

Để quên hết đường dài, Sương và tôi vừa đi vừa chuyện trò qua lại. Tôi nói:

 

- Hôm nay ba tao với thằng Be đi dọ mối, có lẽ lên tuốt miệt Lộ Ngang để tìm chỗ cho trâu ăn. Mầy biết, sau mùa lúa là đồng rung khô khan, không còn cỏ non cho nên ba tao sợ trâu ốm đi nên phải tìm chỗ nào có cỏ.

 

Cái tên Lộ Ngang có lẽ Sương chỉ nghe qua chớ nào có biết ở đâu, cách làng bao xa.  Sương bèn hỏi lại tôi:

 

- Nè Lựu, mầy có lần nào đi tới Lộ Ngang chưa? Bộ mầy có bà con quen biết gì ở đó hả?

 

- Tao chỉ đi qua đó mỗi mt lần lúc về thăm quê ngoại tao ở trên Phú An Hòa. Phải đi tới Lộ Ngang rồi mới đến Phú An Hòa. Tao không có bà con ở nơi ấy, bên ba tao không mà bên má tao hình như cũng không.  Con Sương mầy dở quá, đây với đó chẳng xa lắm, mà mầy thiệt chưa biết hay sao?

 

Đối với tôi, Sương là đứa bạn hiền lành, chân thật. Gia đình ba má nó cũng tạm đủ ăn, đủ mặc chứ không giàu có dư giã gì. Thành thử Sương ít có cơ hi đi đây, đi đó như tôi. Có mt đứa bạn như Sương tôi rất thích, vì ngoài tình bạn chúng tôi còn có tình láng giềng thân thiết nữa. Nhiều lúc nó hay chịu khó đến rủ tôi đi câu cá bống dừa, đi tát mương, hay bắt ốc quắn ngoài con rạch trước của nhà. Có lúc nó phụ tôi đi đốn chuối, chĩa dừa rụng hoặc kéo tàu dừa từ dưới mương lên bờ phơi khô. Thường thường nếu nó làm nhiều việc như vậy, má tôi cũng cho nó tiền chút đỉnh để nó ăn hàng, ăn bánh vào những buổi trưa ở lại trường.

 

Hai đứa mãi nói chuyện mà con đường đã rút ngắn lại hồi nào không hay. Lụi hụi đã tới bến đò, hai đứa ngồi dựa gốc cây bàng để chờ đò sang sông. Sương gạn hỏi:

 

- Lựu, mầy biết chừng nào bác trai về không? Nếu mà bác đi hai ba ngày mới về thì tao với mầy đi đặt vó. Có bác trai ở nhà tao sợ ổng lắm, bác gái thì dễ rồi.

 

- Nghe đâu chiều nay ổng với thằng Be sẽ về, sớm hay mun thì tao hổng biết. Hay là để vài hôm nữa ba tao dẫn trâu đi rồi tao với mầy sẽ đi vó cũng không mun.

 

Con nhỏ Sương nghe tôi nói như vậy thì nó thích lắm. Vì mỗi lần ba tôi dẫn trâu đi ăn cỏ trên Lộ Ngang ít nhứt cũng hai, ba tuần mới trở về. Sương ngán ba tôi vì tính ổng nghiêm nghị, ít nói. Tôi nói tiếp:

 

- Sao mầy ngán ba tao quá vậy Sương? Tao nghĩ ba đứa nào cũng vậy, thường thường ba ít nói hơn má, nhưng mà mình sợ ba nhiều hơn má. Mầy có nghĩ như tao không?

 

 Điều con Sương cũng vui mừng nữa là vì hai đứa được tự do làm đủ thứ bánh như bánh cam, bánh còng, bánh lọt, bánh bèo, bánh tàn ong, bánh đúc, v.v. Nó thích làm bánh lắm. Làm xong nó lại chịu khó dọn dẹp sạch sẽ, đàng hoàng. Ít khi nó dám rủ tôi đến nhà, vì cái mặc cảm của đứa con nhà nghèo. Tôi hiểu tánh Sương, cho nên tôi ít khi bàn đến chuyện tới nhà nó chơi.

 

Đò cặp bến. Chờ cho khách hàng lên đò xong mới tới phiên học trò, Sương và tôi liền bước xuống tức thì, giành hai chỗ ngồi gần trước mũi. Chỗ này tiện nhứt vì khi sang bên kia bến, chỉ cần bước vài bước là rời khỏi đò. Không mất nhiều thì giờ như ngồi ở gần phía sau lái. Bác chèo đò chèo thật khoan thai. Giòng nước chảy xuôi nhẹ nhàng, không làm chao đng. Những chiếc xuồng tam bản hay ghe thương hồ xuôi ngược qua lại trên sông vào buổi sáng thật nhn nhịp, huyên náo. Không mấy chốc, đò đã ghé vào bờ dễ dàng, gọn ghẽ. Sương và tôi vi vã bước mau lên bến trong tiếng trống nhà trường vang lên liên hồi. Hai đứa cắm đầu, cắm cổ chạy cho kịp sắp hàng vào lớp. Bao nhiêu chuyện hai đứa đã dự định đều gác lại vào buổi tan học về.

 

Những buổi chiều chờ đò qua sông, tôi thường rủ Sương và mt vài đứa bạn trang lứa chơi đánh đũa với nhau. Có bữa ham chơi quên mất luôn mấy chuyến đò liên tiếp, cứ phải chờ chuyến kế. Lắm lúc về tới nhà, nhà đã lên đèn.

 

Có lần má tôi hỏi:

 

- Tại sao bữa nay mầy về nhà tối vậy?

 

Tôi liền biện hộ:

 

- Tại bữa nay đám học trò con trai tụi nó chen lấn dữ quá con không giành với tụi nó được. Cho nên con phải ở chờ chuyến đò chót, thành thử mới trễ như vầy.

 

Cũng có lúc tôi cảm thấy mình có lỗi với cha mẹ về ti nói dối. Nhưng chỉ vì tuổi ấu thơ còn vướng bận ham chơi, ai mà không qua cái tâm trạng như tôi ở cái thời hỉ mũi chưa sạch. Trong suốt buổi học ngày đó tôi trông sao cho thì giờ qua nhanh để tới giờ tan học. Mong rằng ba tôi sẽ có quà hay mt vài món ăn lạ mang về từ những địa phương mà ông vừa đặt chân đến. Đang suy nghĩ thì bỗng dưng tiếng trống nhà trường đổ liên hồi. Tôi vi vàng thu xếp tập vở, bút mực bỏ vào cái cặp đệm có hai ngăn xếp lại, cũng không quên xách chiếc gào-mên nhẹ hửng trên tay. Giờ tan học thì khỏi phải xếp hàng theo thứ tự như buổi sáng.  Học trò chỉ chờ cho thầy giáo ra hiệu và dặn dò bài vở ngày mai, sau đó thì mạnh đứa nào nấy dông ra ngoài.

 

Như thường lệ tôi có thói quen hay chơi đánh đũa cùng với mấy con nhỏ bạn trong khi chờ đò, nhưng chiều hôm nay tôi lại làm lơ, chỉ mong sao về cho sớm tới nhà để mừng ba tôi. Con Sương ghé vào tai tôi hỏi nhỏ:

 

- Mầy làm gì mà ra vẻ hối hả vậy hả Lựu?

 

Tôi nguýt háy Sương một cái rồi nói qua loa:

 

- Mầy còn làm b ngây thơ nữa hả Sương! Chớ hồi ban sáng này tao đã nói với mầy cái gì? Chuyện ba tao sẽ về chiều nay mầy nhớ không?

 

Sương giẫy nẫy:

 

- Hứ, tao tưởng chuyện gì quan trọng chớ chuyện bác trai đi lên Lộ Ngang về thì có gì đâu mà mầy làm dữ vậy. Mầy làm như ổng đi Tây không bằng.

 

Con nhỏ Sương nói cũng đúng! Nhưng mà nó đâu có hiểu được tâm trạng tôi lúc đó! Vì trong một dịp về Phú An Hòa thăm Ngoại trước đây, cậu  Mười tôi có nói qua chuyện Lộ Ngang, chuyện đời xửa, đời xưa... liêu trai chí dị. Sự hiếu kỳ của trẻ con lúc nào cũng sẵn có, như tôi đây chẳng hạn. Sau khi lên khỏi đò, đi bộ dọc theo đường làng mt hồi lâu tôi chẳng thèm nói với con nhỏ Sương mt lời. Sự im lặng này đã làm cho nó khó chịu, bèn lên tiếng:

 

- Mầy giận tao hả Lựu? Mấy điều tao nói vừa rồi chỉ để chọc mầy cho vui vậy thôi chớ có gì đâu mà mầy giận! Mà nếu tao làm mầy buồn thì cho tao xin lỗi nghen, chịu chưa?

 

Tôi bật cười, đáp lại:

 

- Tao có giận gì mầy đâu! Chẳng qua tao nhớ một chuyện lạ ghê lắm mà tao muốn nói cho mầy nghe.  Mà thôi, để ngày mai hẵng hay, vì chuyện đó có vẻ trùng hợp với chuyến đi của ba tao trong ngày hôm nay.  Rất ly kỳ và rùng rợn, mầy ơi!

 

Mới sơ sơ mấy lời, Sương đã lấy làm thích thú và hối thúc tôi phải kể liền cho nó nghe. Nhưng tôi làm bộ không để ý tới mấy lời hối thúc đó mà bắt sang chuyện khác hỏi lại Sương:

 

- À, mầy có nghe thím bảy đầu xóm trên hay hát đưa con như thế nào không Sương?

 

- Ối, ai mà để ý đến mấy chuyện lẩm cẩm đó!

 

- Giỡn hoài! Bả hay hát: "Ví dầu, ví dẩu, ví dâu ; ví qua, ví lại, ví trâu vô chuồng."

 

- Trời đất, câu đó tao nghe hát hà rầm, có gì lạ đâu mà mầy hỏi?

 

- Không phải vậy! Chỉ có thím bảy hát câu đó tao mới nghe nó buồn buồn làm sao á! Nhứt là lúc trời sắp tối như vầy!

 

Một ngày ở miền quê trôi qua sao mà thiệt mau. Những tia nắng chói chang mới đó đã trở nên vàng vọt yếu ớt, còn lập lòe sót lại trên cành cây ngọn cỏ và hàng dừa xanh rũ bóng nghiêng nghiêng. Thỉnh thoảng có mt cơn gió nhẹ thổi qua, phảng phất hương quê rung vườn đó đây. Không khí thiệt trong lành, tôi hít mt hơi dài, lâng lâng sảng khoái. Lũ trẻ con trong xóm đang thi nhau đùa giỡn, vui vẻ trầm mình dưới lòng nước mát của con rạch bên đường. Cảnh chiều quê thiệt là êm đềm, thanh thản.

 

Gần tới ngã rẽ vào nhà tôi, Sương dừng lại nói:

 

- Thôi tao về, sáng mai tao với mầy đi học sớm hơn mt chút nghen Lựu! Tao muốn nghe mầy kể chuyện về chuyến đi của ba mầy!

 

- Ừa, về đi con quỷ! Ham nghe chuyện ma dữ ha!

 

Tôi lấy tay đẩy nhẹ lên cái nón lá của Sương, con nhỏ bất cẩn bị chúi nhủi, quay mòng mòng mấy vòng mới gượng lại được. Tôi chạy một hơi vào trong nhà với nỗi bực tức của Sương. Tai tôi còn nghe tiếng càu nhàu:

 

- Ngày mai mầy sẽ biết tay tao nghen Lựu!

 

Vừa bước vô cửa sau, tôi gặp má đang lặt rau ngò và quế chắc để nêm canh chua. Bà nhìn tôi, hỏi:

 

- Sao mà mặt mày con đỏ lơ đỏ lửng vậy? Chắc là chạy giỡn với con Sương trên đường về nữa rồi phải không?

 

Tôi lặng thinh, cười mỉm rồi đi về phía sàn nước. Đặt cái gào-mên lên giàn phơi chén xong, tôi đi mt mạch lên nhà trên. Sau khi để tập vở ở trên ngăn tủ, tôi trở vô phòng thay đồ. Rồi mới chạy đi rửa mặt, rửa tay sạch sẽ để còn xuống nhà bếp phụ dọn cơm với má tôi. Chị hai của tôi đã đi học ở tỉnh, giờ tôi là đứa lớn nhứt. Mọi việc lặt vặt trong nhà tôi phải lo. Mấy đứa em tôi hãy còn nhỏ, ba má chưa nhờ cậy gì được.  Không thấy ba tôi đâu cả, tôi hỏi má:

 

- Ba về chưa hả má? Con không thấy ổng ở đâu hết?

 

- Ba mầy với thằng Be về rồi! Chắc ổng với nó đang lo thả mấy con trâu ra ăn rơm. Suốt ngày nay bị cột ở một chỗ chắc là giò cẳng rũ riệt hết rồi!

 

- Tối nay mình ăn cơm với gì vậy má?

 

- Canh chua tép nấu với lá me và bông sua đũa tím. Cá lóc muối sả ớt chiên. Với lại đậu đũa xào với thịt ba rọi.

 

  Bông sua đũa tím? Tôi rất đổi ngạc nhiên vì từ hồi nào tới giờ tôi chỉ thấy có bông sua đũa trắng! Má tôi hối:

 

- Tối rồi, lên đốt đèn nhà trên đi con! Nhớ thắp nhang các bàn thờ cho má. Hồi chiều ba con về có mang mấy trái đu đủ tím Đà Lạt của chú Năm Bổn gởi cho, má đã rửa sạch cúng trên bàn thờ ông bà. Chú còn gởi thêm mt giỏ lớn bông sua đũa tím cho má nữa đây. Tao nấu canh chua mt mớ, còn mt mớ để dành ngày may luc chấm với cá bống kho tiêu.

 

Sau khi làm xong mấy việc má đã dặn, tôi bèn trở xuống bếp và đi thẳng ngay b vạt, nơi có rổ bông sua đũa còn dư. Tôi mân mê lấy từng cái từng cái bông màu hoa cà tím lợt thiệt đẹp. Trông rất lạ mắt, trên đầu bông sua đũa có cái cuống màu xanh lá cây, phần còn lại chỉ có mt màu tim tím xinh xinh. Những cái bông ấy đã cuốn hút cặp mắt tôi mt cách thú vị làm tôi không còn để ý gì tới việc mình phải làm phụ với má.  Chợt má tôi nói vọng lại:

 

- Chuyện má biểu con làm đã xong chưa? Nếu rồi thì con lo xếp chén đũa lên bàn đi, đặng má múc đồ ăn đem lên sau. Sẵn đây nghe má dặn thêm công việc ngày mai luôn thể! Ngày mai là ngày thứ bảy, con đi học chỉ có nửa buổi và nhớ lúc trưa phải chạy về nhà thiệt sớm đặng đi rọc cho má mt mớ lá chuối hột.  Ngày mốt má sẽ gói vài đòn bánh tét với lại bánh ú cho ba con mang theo lên Lộ Ngang ăn trở bữa. Ba con định ngày 22 hay 23, đợi cho nước thiệt kém thì khởi hành. Có như vậy trâu mới dễ dàng li qua sông mà không bị đuối sức.

 

- Con nhớ rồi, má đừng lo! Con sẽ rủ con Sương phụ với con mt tay cho lẹ.

 

Một hồi lâu ba tôi với thằng Be về tới. Tiếng chân trâu nghe mỗi lúc mt gần thêm. Trong giây lát, ba tôi với thằng Be bước vô nhà. Tôi mừng rỡ, vui vẻ lên tiếng trước:

 

- Bữa nay ba đi lên đó công việc có xong không hả ba? Má với con trông hoài không biết ba có gặp chuyện gì trắc trở hay không!

 

Ba tôi nói với sự hài lòng:

 

- Bữa nay hên lắm! Chuyện gì cũng may mắn, tốt đẹp cả.

 

Chú Năm Bổn đã hứa cho ba gởi nhờ mấy con trâu của mình, tá túc ở chuồng trâu của chú. Chú Năm bây tiếp đãi thiệt là tử tế, thành thực. Khó kiếm được người tốt như vậy. Ba với chú uống nước trà, ăn kẹo đậu phọng, nói chuyện suốt buổi trưa, nói hoài không hết chuyện. Chú kể lại lai lịch và tại sao chú phải dời nhà ra sát mé đồng để làm rung sanh sống. Chuyện dài lắm để ba đi tắm rửa sạch sẽ cái đã, rồi khi ăn cơm xong ba sẽ kể tiếp cho nghe...

 

Kế, ba tôi quay sang thằng Be:

 

- Nè Be, mầy cũng lo đi tắm đi chớ? Ra ngoài trước cái đìa kia mà làm một dác cho mát mẻ! Cả buổi trưa này mầy hết leo lên mấy cây sua đũa để hái bông thì lại đi theo lũ chăn trâu trên đó hớt cá lia thia tàu, rồi hết màn lia thia tàu thì lại chơi đánh trỏng... tao coi bộ mầy nhập bọn với đám đó cũng mau! Thôi đi tắm lẹ lẹ lên, đặng còn ăn cơm nữa chớ mậy...

 

 Bữa cơm chiều ngày đó thật ngon miệng vì có món canh chua bông sua đũa. Vả lại ai nấy đều đang đói bụng, cho nên không mấy chốc... có người buông đũa. Đối với gia đình tôi, thời gian sau bữa cơm tối rất quan trọng. Mọi chuyện xảy ra trong ngày ba tôi thường hay để dành đến lúc sum vầy, yên ấm này mới bàn thảo với gia đình. Vì vậy, sau khi má tôi dọn thức ăn thừa xuống nhà bếp, ba tôi vừa uống trà vừa từ tốn kể chuyện:

 

- Các con biết hôn, con đường lộ đá từ bến đò An Hóa trở lên ngã tư Trúc Giang hai bên toàn là rung, mênh mông cò bay thẳng cánh. Đi hết dãy rung đó thì mới tới vườn dừa, bao la ngút ngàn, trùng trùng điệp điệp. Dọc theo phía bên phải từ xã Giao Hòa, Giao Long, Lộ Mộ Điệu, đến Phú Thành, Quới Sơn Tây và đụng ngã tư Trúc Giang ném về xã Tân Thạch. Vùng đất này hơi cao cho nên người ta gọi là rung gò, dân ở đây làm mùa cũng có phần vất vả và cực nhọc. Nếu vào những năm nắng hạn, họ phải dẫn thủy nhập điền mới có đủ nước cung cấp cho lúa tốt tươi. Rồi đến phía bên trái cũng vậy, bắt đầu từ bến bắc Cột Dây Thép đi ngược lên phía Lộ Thầy Cai, Lộ  Ông Hổ, Lộ Song Phước, Lộ Ngang, rồi đến Phú An Hòa tức là giáp mí với ngã tư Trúc Giang. Những vùng đất bên trái này có chỗ thấp xuống như hai nơi Song Phước và L Ngang, nên ở đây người ta gọi là rung trũng. Hai chỗ này đôi khi dân làm rung phải dùng lúa xạ. Kể cũng rất trở ngại vì nước ngập quanh năm. Lâu ngày chầy tháng rung trở thành "bưng hay đầm," lác hoặc cỏ ống mọc quá nhiều. Chính vì vậy mà có nhiều thửa rung bị bỏ hoang. Trong đó có những hào lãng bông súng, bông sen mọc chi chít với nhau, xen lẫn với rau mác, rau dừa, lá hẹ, bông điên điển. Thỉnh thoảng có những đàn cò trắng bay lượn bắt cá, bắt tôm hoặc buồn tình đậu trên lưng trâu đang ung dung nhai cỏ. Hình ảnh quê hương mình thật yên ấm, hữu tình có phải vậy không mấy đứa bây, má mầy?

 

Đang vui vẻ thì bỗng nhiên giọng ba tôi lại trầm buồn:

 

 - Tiện đây có mt chuyện mà ba muốn chia sẻ với gia đình.

 

Trong ngày hôm nay chú Năm Bổn đã tâm sự cùng ba về cuc đời của chú. Vì sao mà chú phải dời nhà ra gần rung để ở. Chuyện đó như vầy... Khi chú còn trai trẻ thì đất nước mình đang bị người Pháp cai trị.  Trong lúc loạn lạc chú bị bắt đi lính viễn chinh cho Tây mt thời gian. Trông người chú rất lực lưỡng, khỏe mạnh, cho nên ít ai dám đụng tới hay gây chuyện đến gia đình chú. Tuy nhiên, sau đó khi đất nước yên bình trở lại, chú muốn trở về quê cũ cất nhà sinh sống với vợ con trên phần đất hương hỏa của ông bà để lại.  Ngôi nhà này cách xa với cái nhà hiện chú ở khoảng 3 cây số, cũng ở Lộ Ngang nhưng sâu tận trong vườn.  Theo như ba đã hiểu và nghe bạn bè kể lại trong lúc chánh quyền Pháp đô hộ, dân Việt ta đã trải qua những ngày sống trong kinh hoàng sợ hãi. Họ tàn nhẫn và hung hăng giết chóc không gớm tay. Biết bao nhiêu người dân vô ti bị chúng bắt được khi đi ruồng bố là chúng đem chặt đầu hay bắn bỏ tại Lộ Ngang ngay.  Khi con người chưa tới căn phần mà bị chết tức tưởi như vậy, linh hồn của họ khó mà siêu thoát. Ba còn nhớ lúc anh hai Xe Ngựa chạy xe từ con đường An Hóa đi Rạch Miễu, một đôi lần ảnh có nói, vào lúc chạng vạng tối của chuyến xe cuối cùng trong ngày, ảnh đã gặp một thiếu nữ rất xinh đẹp ra đứng đón xe. Ảnh phải ngừng lại rước. Xe chạy đ mt khoảng đường thì anh quay lưng lại xem chừng thì không thấy thiếu nữ đó trên xe nữa. Nếu như người nào có máu dê, tỏ mòi trêu ghẹo thì chắc sẽ bị cô ấy hốt hồn ngay...

 

Nghe đến đây tôi bắt đầu ơn ớn, lén rút hai cái chân gác lên mặt ghế đẫu. Thằng Be hình như hiểu được cử chỉ yếu bóng vía của tôi, nó liền làm b tằng hắn rồi nhìn tôi cười tủm tỉm. Mặc dù sợ ma nhưng vẫn thích nghe chuyện ma. Từ nãy giờ má tôi vẫn im lặng, nhưng đột nhiên bà lại lên tiếng:

 

- Ba mầy nói tiếp chuyện chú Năm Bổn đi chớ? Tao muốn biết coi vì sao mà chú lại dọn nhà đi chỗ khác.

 

Ba tôi tiếp:

 

- Sau khi chú về sanh sống tại đó, mt nơi hẻo lánh xa xôi không được bao lâu thì chuyện chẳng may lại xảy ra cho gia đình chú.  Một hôm chú đi đổ nò cách nhà chừng vài trăm thước.  Cái nò của chú nằm gần ngọn con rạch. Công việc làm ra cái nò là cả mt nghệ thuật của người dân quê để chận cá, bắt tôm trong mương rạch. Muốn có cái nò, người ta phải dùng tre chẻ ra từng miếng, vuốt tròn lại như chiếc đũa dài, độ mt thước rưỡi hơn. Sau đó dùng dây lạc dừa hoặc dây kẽm bện lại thành một cái bầu hình tròn, mt đầu tóp lại và một đầu có chừa cái hom dài độ một gang tay. Với cái hom nầy, cá tép vô được mà ra không được. Hai bên bờ rạch được dùng cây trúc hay cây tre chẻ ra cũng bện lại thành tấm vạt, rồi căng ra từ bờ rạch cho tới giáp mí nò. Ở đó họ đặt hai cái trụ làm bằng thân cây cau cắt ra. Công việc quan trọng là chờ mỗi khi nước lớn chảy vào mương rạch, thì phải giở nò lên cho cá tôm tự do ra vào. Đợi đến khi nước đứng mới hạ nò xuống...

 

Tới đây ba tôi ngưng lại mấy giây để châm thêm nước sôi vào bình trà lớn, rồi ông rót ra cái tách nhỏ đưa lên miệng uống ực một cái ngon lành. Đoạn ông kể tiếp:

 

- Như thường lệ chú đi đổ nò vào buổi trưa, nhưng bữa nay con nước lùi lại cho tới khuya mới cạn. Vì vậy chú phải chờ vào nửa đêm. Trong lúc vợ con chú an giấc thì chú lo lấy mấy món đồ cần dùng mang theo để đi ra đổ nò. Chẳng hạn như đèn khí đá, cái rổ xúc, cái đục, con dao mác lưỡi dài và nhọn, cán chừng 2 gang tay hơn. Cái rổ xúc lớn dùng để đổ cá, tép vô đó trước, rồi sau đó mới trút vô cái đục, đậy nắp lại. Chú đang lững thững đi cũng gần tới chỗ đổ nò, ngang qua mấy lùm chuối Xiêm, bỗng dưng từ đâu đó có luồng gió lạnh thổi qua. Tưởng như trời sắp giông mưa tới nơi, chú hối hả chạy xuống rạch để làm xong công việc, đặng có mà về sớm trước khi trời rớt hột. Đang lom khom nhắc cái nò lên, thì ngọn đèn máng bên cành cây quau... "phụt" một cái tắt ngủm. Chú lật đật mò vào túi áo tìm cái hộp quẹt để quẹt lửa đốt lại cái đèn, nhưng không ngờ từ phía đàng sau lưng chú, hình như có bóng người nào đó xô chú thật mạnh. Chú bị văng tuốt luốt qua bên kia bờ rạch, nghĩ thầm chắc có ăn trộm đánh lén chú để giựt cá tép gì đây! Chú lấy lại bình tỉnh, chủi thề: "Đồ cái thứ chó đẻ tụi bây! Quân nào ngon ra đây tao đánh chết cha nó cho coi! "Chú lồm cồm đứng dậy rồi quay lưng lại tìm chỗ trống để li qua bên kia bờ. Cái hộp quẹt lúc nãy đã lọt đâu mất tiêu dưới bùn, chú tìm hoài không thấy. Khi chú trở lại làm công việc như cũ thì bị bồi tiếp thêm mt chập nữa. Cái gì kỳ cục vậy? Chú lại tìm đường li qua rạch!  Cuối cùng rồi chú cũng đổ được cái nò, trút cá tép vô cái đục, hối hả đi mau về nhà.  Cũng trên con đường mòn quen thuc trong vườn đó, nhưng khi đi gần tới mấy cái lùm chuối hồi nãy, tự nhiên tiếng gió lại rít lên từng cơn nghe rợn người. Thật lạ lùng chưa! Chú thầm nghĩ trong bụng: "Nơi đây không mt bóng người qua lại, còn trên trời vẫn trong sáng ánh sao vì đêm này không có ánh trăng, nhưng tại sao chỉ có chỗ này lại biến đổi?" Rồi từ đâu mt đóm lửa to lớn xuất hiện từ khóm cây gần đó, chầm chậm bay gần đến chỗ chú đang đứng. Chú lập tức định thần và bắt dấu ấn, ngón tay cái chụm đầu vào ngón út. Thoạt đầu chỉ có đóm lửa thôi, nhưng sau đó liền hóa ra mt khuôn mặt xanh lè, lớn bằng cái sàng, có nanh có gút trông thật quái dị khác thường. Rồi thình lình có tiếng động ở phía sau vườn, tàu dừa khô rụng xuống đánh "soạt" một cái ngã ngang lên đám bông bụp...

 

Tôi giựt mình hốt hoảng, chụp lấy vai má tôi la lên:

 

- Ới... ới, ghê quá.

 

Bà nghiêng người sắp văng khỏi ghế, nhưng gượng lại được, lấy tay đẩy tôi về vị trí cũ, mắng yêu:

 

- Mắc chứng ôn gì mà mầy làm kỳ quá vậy hả Lựu? Để yên cho ba mầy kể hết chuyện coi nè.

 

Tôi lặng thinh ngồi xếp gie, không dám cục cựa. Ngoài thềm ba, hai con Mực và Vện đang nằm nhóc mỏ, vễnh lỗ tai lên. Hình như chúng cũng chực sủa... ma, xua đuổi những oan hồn còn lảng vảng đâu đây.  Nãy giờ thằng Be cũng yên lặng, tịnh khẩu như tôi, nhưng bỗng dưng nó bật cười lên... "há, há, há..." làm tôi phát tức. Đã vậy, nó còn chêm thêm mấy lời:

 

- Chị Lựu coi bộ nhát gan quá vậy, rồi lát nữa làm sao chị đi rửa chén ở đàng sau sàn nước đây chớ?

 

  Tôi lườm nó mt cái và nói đưa đẩy:

 

- Đừng có làm tàng!  Một chút nữa mầy còn phải li bộ về chuồng trâu nghe em! Cái mặt đang sợ quíu đít kia mà không biết lo thân phận.

 

Be cười tiếp thêm một tràng nữa, đáp lại:

 

- Chị khỏi lo, quỷ tôi còn không ngán thì đừng nói chi tới ba cái vụ ma cỏ lẻ tẻ đó! Ăn thua gì!

 

  Ba tôi vi ngắt ngang lời qua tiếng lại của hai đứa tụi tôi. Ông quẹt hột quẹt để mồi thêm điếu thuốc nữa và ra vẻ đăm chiêu. Tằng hắn hai tiếng lấy giọng, ông nói tiếp:

 

- Trong lúc đó sẵn có cái mác vót trên tay, chú đưa lên chém lia lịa vào cái mặt ghê rợn ấy. Nhưng chẳng may cho những tàu lá chuối quanh đó, vô tình bị chém đứt ngang, bay lả tả và rớt ngổn ngang xuống đất.  Bất chợt, chú sực nhớ đến vợ con đang ở nhà có mt mình, chú liền nhanh chân chạy một hơi về đến trước hiên. Dưới ánh đèn leo lét, chú đưa mắt nhìn vô bộ ván gõ thấy vợ chú đang bồng đứa con trai hai tuổi, than khóc thảm thương. Trời đất, hình như con chú đã tắt thở từ lúc nào rồi. Chú bỏ đục, rổ, dao... mọi thứ dựa vào vách, bước vi vô nhà lại gần đỡ lấy đứa con trên tay vợ, nước mắt ràn rụa tuôn trào. Vợ chú nhìn chú, nức nở: "Phải chi có anh ở nhà thì chắc thằng nhỏ không ra nông nỗi nầy! Nó đang ngủ say sưa, bỗng nhiên giựt mình thức dậy, kêu khóc thất thanh mấy bận, rồi mình mẩy nóng ran, mồ hôi đổ ra như tắm. Một chặp nữa thì hai con mắt lờ đờ, tay chưn dịu nhiễu rồi nằm im luôn. Không biết trời trăng gì hết, bây giờ biết phải tính làm sao đây hả ba thằng Tiếu?"

 

Tới đây má tôi cũng mủi lòng, sụt sùi, hít hít:

 

- Vậy rồi chú thím nó giải quyết công chuyện đó như thế nào hả ông?

 

- Thì sau khi chôn cất đứa con xong, vợ chồng chú liền quyết định giở bỏ căn nhà đó. Dời ra gần rung để sanh sống với nghề nông, bỏ nghiệp làm vườn trong thôn sâu. Ở ngoài rung chòm xóm có phần gần gũi nhau hơn, lỡ có bề gì chạy tới chạy lui cũng tiện. Vả lại chú muốn thay đổi cuc sống để quên đi hình ảnh đứa con mà hai vợ chồng chú hằng thương xót, khổ đau, nuôi nấng. Nhưng có mt vật mà chú muốn gìn giữ lại, tuy rằng nó không đáng giá là bao, nhưng chú thiết tưởng đến công lao của cha mẹ mình đã ra công tìm kiếm và gầy giống bên ngôi nhà cũ. Đó chính là giống "bông sua đũa tím" mà má mầy nấu nồi canh chua hồi chiều nầy. Hiện nay chú đang chiết con và trồng được rất nhiều ở xung quanh nhà mới... Sự việc này làm ba hết sức ngạc nhiên, và ba có hỏi chú tại sao chú thích làm như vậy thì chú đã cho biết mt điều. Đó là nỗi tiếc thương khó quên của chú đối với gia đình, vì không những con của chú mà luôn cả cha mẹ yêu quí của chú đều đã chết tức tưởi trong đêm khuya tăm tối như vậy trong mảnh vườn kia. Cứ mỗi đ thu về nhìn loài hoa sua đũa tím nở rộ, chúng như đã thầm nhắc cho chú những kỷ niệm ngậm ngùi xa xưa ấy mà chú không bao giờ quên. Màu tím ấy như đã đem lại cho chú tất cả các hình ảnh mẹ cha, con cái thân thương...

 

Sau câu chuyện đó, ba tôi kết luận với vẻ quả quyết:

 

- Nhiều khi con người ta cũng đừng khư khư, coi thường sức mạnh cõi vô hình mà chuốc lấy những thất bại ê chề. Có khi đi đến chỗ nguy hiểm đến tính mạng, ân hận suốt đời nữa.

 

Má tôi nhìn ba trong sự đồng ý, cảm thông nhưng bà bỗng lên tiếng cắt đứt câu chuyện:

 

- Con Lựu đứng dậy đi ra đàng sau sàn nước rửa chén đi.

 

Nhớ thăm chừng mấy cái khạp nước coi có cái nào cạn không, châm đầy cho má! Làm lẹ lẹ lên đặng rồi còn đi tắm rửa, lo bài vở cho ngày mai nữa. Nhớ nghen, ban đêm ban hôm con gái không nên ngồi lâu dựa mé mương à!

 

 Kế đến, ba tôi cũng không quên nhắc chừng thằng Be:

 

 - Be nè, lát nữa trở về chòi nhớ un muỗi cho mấy con trâu nghen mậy! Đừng ham đánh bài cào với đám bạn của mầy mà quên lời tao dặn à nha!

 

Tôi lặng lẽ bước ra ngoài. Bóng đêm đã dầy đặc, giơ bàn tay lên cũng không thấy. Trong tâm tư tôi lại miên man nghĩ đến chuyện vừa qua. Có lẽ con người ta từ lúc sinh ra đã phải nhận lấy những nỗi khổ đau, cay đắng cho đến lúc chết, tôi nhủ thầm! Vậy mà không ai có thể vượt qua được những điều lệ đó. Chúng ta đã hiểu gì, biết gì về cái tận cùng thâm sâu, huyền bí của bóng đêm? Cũng như cái huyền bí của màu hoa tím, của loài bông sua đũa mà tôi mới nghe qua lần đầu. Màu tím đó như đã chôn chặt mt nỗi sầu bi, chồng chất bên lòng. Màu tím đó đẹp quyến rũ, nhưng lạnh lùng xa vắng của mt thế giới bên kia. Lòng tin của con người có hay không, đôi lúc lại ứng nghiệm và ảnh hưởng mạnh đến đời sống hiện tại... Từ đâu đó mt luồng gió lạnh thổi đến làm tôi chợt rùng mình. Nhưng tôi bỗng dưng cương quyết nhìn thẳng vào bóng đêm huyền bí, đi lần về phía nhà tắm.

 

Ngày mai, tôi có chuyện để kể cho con Sương nghe rồi, không phải chuyện đời xửa đời xưa mà là chuyện rất gần với hiện tại, chuyện... bông sua đũ

up

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME