AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Đừng gọi anh bằng... Giải Phóng

 

image

 

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - “Đã gần 42 năm rồi, trắng đen đã rõ, Vàng / Đỏ nay đã tỏ tường. Đừng gọi anh bằng... Giải Phóng nữa. Đó là mệnh lệnh của lương tri”.

 

Trên đây là yêu cầu của cựu cán binh bộ đội cụ Hồ từng có mặt trong đoàn quân chiến thắng “vĩ đại, triệt để, toàn diện, lịch sử, ý nghĩa, thời đại, nhựng dồ” (1) 30 Tháng Tư, 75, gửi các em gái vót chông làm bẩy “bọn giặc Mỹ cọp beo”, các em giã gạo “Cắc cùm cum” trên sóc Bom Bô nuôi quân “Giải Phóng”, năm xưa.

 

Trước biến cố “bên thắng cuộc” xin các em từng “có công với Cắt Mạng” bằng mác dao và chày cối, rằng “Đừng gọi anh bằng Giải Phóng”, Cu Tèo cực kỳ “bức xúc” động não lung tung.

 

Ban đầu mới nghe qua, Cu Tèo cứ tưởng “mệnh lệnh của lương tri” trên là “Đừng gọi anh bằng chú”, tên một trong 5 bài hát thuộc “văn hóa đồi trụy”, vừa bị Đảng ta ra lệnh “ngừng lưu hành chứ không phải cấm” với lý do được DLV Bích Lâm “phê” dưới bài viết “Năm ca khúc mới bị CSVN cấm lưu hành” của tác giả Bùi Lộc trên Dân Làm Báo rằng thì là: “...Hiện tại có rất nhiều dị bản của những tác phẩm đấy vì đặc thù là đã được phát hành khá lâu rồi nên xuất hiện nhiều dị bản là điều đương nhiên.Tuy nhiên, để đảm bảo sự nguyên vẹn của những tác phẩm nổi tiếng này các cơ quan chức năng cần vào cuộc để trả lại sự nguyên vẹn ban đầu vốn có. Đó cũng là để tôn trọng những tác giả đó.”

 

Đọc lý do “ngưng lưu hành chứ không phải cấm” 5 bài hát có trước 30 Tháng Tư 75 trên đây, phen này bọn phản động chọc phá tổ bìm bịp hết đường chỉ trích chủ trương Hờ Gờ Hờ Hờ 36 kiểu của Đảng ta là trò xỏ lá ba sạo, lừa lọc, bỏ bùa mê, vê thuốc lú nhắm vào những khúc ruột ngàn dặm nhẹ dạ mà nặng túi.

 

Trái ngược với cảnh ngày đó đảng ta thả từng đoàn Hồng vệ binh, mặt mày bặm trợn, cử chỉ hung tợn hơn quân Du Dêu đi tìm bắt Chúa Giê-Su, xông vào nhà dân Miền Nam sục sạo để tìm và đốt sạch “văn hóa đồi trụy”, nay đảng ta ra lệnh nhẹ nhàng êm ái cho “các cơ quan chức năng cần vào cuộc để trả lại sự nguyên vẹn ban đầu của những tác phẩm nổi tiếng này” của “Văn hóa đồi trụy” trước ngày bị Phỏng, và “đó cũng là để tôn trọng những tác giả đó” từng bị đảng chửi như chửi chó ròng rã 40 năm qua.

 

Trong khi nhạc Cắt Mạng nổi tiếng cũng có không ít bài bị nhiều dị bản, chẳng hạn như “Bác cùng chúng cháu hành quân” thành “Bác cùng cháu gái hành...”; bài “Giải phóng Miền Nam: Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước” thành “Phỏng hai hòn Miền Nam; Diệt đế quốc Mỹ để ta tha hồ bán nước”, vân vân, nhưng đảng lại không cho “ngưng lưu hành”, đảng không “cần vào cuộc để trả lại sự nguyên vẹn ban đầu vốn có. Đó cũng là để tôn trọng những tác giả đó”, trái lại đảng ưu tiên ưu ái, chỉ chiếu cố cách riêng nhạc “Ngụy đồi trụy”. Đúng tinh thần châm ngôn “Bảo hoàng hơn vua”, Đảng “bảo vệ” nhạc Vàng hơn nhạc Đỏ. Chính sách Hờ Gờ Hờ Hờ mang ý nghĩa hỡi ôi là ở chỗ đó.

 

Nhưng nghe lại kỹ “mệnh lệnh lương tri” của các chú Lão thành Cắt Mạng, thì té ra không phải “Đừng gọi anh bằng Chú”, mà là “Đừng gọi anh bằng Giải Phóng”. Phải vậy chứ; có như vậy mới đúng quy trình... “Đừng gọi anh...”

 

Lúc này mà lên tiếng vòi “đừng gọi anh bằng chú” để bị CA rình bắt được là mất toi cho chú Phúc Niểng 15 đến 20 triệu tiền Hồ như chơi. (Vậy mà càng cấm, thiên hạ càng hát, vẫn cứ “Con đường xưa em đi” vào “Rừng xưa” tỉ tê “chuyện buồn ngày Xuân”, vẫn gửi em “Cánh thiệp đầu Xuân” để xin “Đừng gọi anh bằng chú”).

 

Đừng gọi anh bằng Giải Phóng” lúc này là thiên thời địa lợi nhân hòa đúng nghĩa nhất:

 

Giải Phóng gì mà “Nhà Ngụy ta ở, Vợ Ngụy ta lấy, Con Ngụy ta sai”, mà “Ngụy” đây không ai khác hơn là toàn dân Miền Nam không mắc lừa CS;

 

Giải Phóng gì mà đi đến đâu, dân kéo nhau bỏ của chạy lấy người khỏi đó. Cứ xem lại những hình ảnh Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị, năm 1972, Quốc lộ 7 Phú Bổn - Tuy Hòa, 1975, sẽ “thưởng thức” phần nào “công lao” của Giải Phóng;

 

Giải Phóng gì mà “bên thắng cuộc” vào thành phố “bị địch tạm chiếm, dân bị kìm kẹp đói khổ”, trông còn tệ hơn “Mán về thành”, ngơ ngơ ngáo ngáo khác nào đàn bò vào thành phố;

 

Giải Phóng gì mà thấy cái chi của Ngụy cũng quý, kể cả những thứ Ngụy vứt đi; chạy nhốn nháo “sắm làm quà về Bắc”;

 

Giải Phóng gì mà mồm thì chửi “văn hóa Ngụy đồi trụy” nhưng tai thì khoái củ tỉ khi được nghe Nhạc Vàng và, đầu thì lén lút, sau thành công khai, thậm chí rước ca sĩ Ngụy về giữa Hà Nội hát cho các quan “Giải Phóng” thưởng thức chút tàn hơi của ca sĩ Ngụy.

 

Giải Phong gì mà sau 30 Tháng Tư

Người Đất Nam như đàn chim vở tổ

Tứ phương trời bão bùng giông tố

Biển Đông quỷ dữ nước độc rừng thiêng”;

 

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư

Mặt trời buồn cám cảnh tang thương

Phố thị im lìm người qua đường gục mặt

Nơi làng quê tiếng sáo bặt tăm;

 

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư

Ai dắt Em về thời hoang dại xa xăm

Sách Em học Chữ Người bằng Khỉ

Thầy cô Em hóa mặt bủng da chì ;

 

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư

Mái nhà Em ai cướp đoạt trên tay

Đuổi Em lên rừng dạy Em bài củ sắn

Đêm mắt phờ đớ đẩn ngẩn ngơ hồn;

 

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư

Đạo Phật Trời ai báng bổ vùi chôn

Nơi linh thiêng loài chồn cáo huênh hoang chễm chệ

Hồn Dân Nam vật vã giữa tỉnh mê;

 

Giải Phóng gì mà sau 30 Tháng Tư

Bốn mươi hai năm Cộng Sản hoành hành

Dân tộc điêu đứng Tổ quốc tan hoang

Hòn ngọc viễn đông, nay hạng dưới Miên Lào...

 

Giải Phóng gì mà Dân Việt hôm nay phải cất tiếng hỏi “Việt Nam tôi đâu?”

Giải Phóng gì mà Dân Việt hôm nay xuống đường biểu tình chống Giặc xâm lăng bị Công an Nhân dân cấm cản, đánh đập, hàng hung, có người còn chửi rủa bằng tiếng “nước lạ”, nên Nhân dân chẳng còn hiểu Công an Nhân dân bây giờ “Anh là Ai?”

Giải Phóng gì mà..

 

...Thôi thôi xin đừng gọi nữa làm gì,

Đời người Giải Phóng coi như đồ vứt đi. (2)

Này em cô gái Lam Hồng

Này em cô gái vót chông

Này em cô gái giã gạo

Này em cô gái giao liên

 

Của năm nào

 

Anh xin các em

 

Đừng gọi anh bằng Giải Phóng

“Giải Phóng

Nhắc đến tên nó

Anh xấu hổ

Bỏ mẹ

Riêng Cu Tèo, hễ nghe nhắc đến “Giải Phóng” là thấy ran rát ở vùng “địch tạm chiếm” ban đêm.

30.03.2017

imageNguyễn Bá Chổi

danlambaovn.blogspot.com

_________________________________

Ghi chú:

(1) Trích nguyên văn lời cán bộ từ Hà Nội vào “lên lớp” tù “cải tạo” bài “Ý nghĩa của chiến thắng 30/4/75, trong đó có hai chữ “nhựng dồ” mà ý nghĩa của nó chỉ có “ông thầy” hôm đó và đồng hương mới hiểu; tiếng “phổ thông” có nghĩa là,”những con tương cận”, “vân vân”, tiếng Mỹ lai... Việt là “xêm xêm”.

(2) Xin được phép nhại theo lời bài hát "Kiếp cầm ca".

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME