AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Liệu Trung Quốc Có Bị Sụp Đổ Hay Không?

Liệu rằng nền kinh tế Trung quốc suy yếu có làm mất uy tín của Đảng Cộng sản hay không? Liệu rằng Trung quốc sẽ theo đuổi chính sách nặng về tinh thần quốc gia và chủ nghĩa trọng thương để đánh lạc hướng những bất bình, chán nản ở trong nước?

pic

Sách báo thế giới nói nhiều về cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc. Photo courtesy: Amazon.com

Cali Today News - Những câu hỏi mà Trung quốc đang phải đối đầu là không hiểu nước này có thể duy trì sự ổn định ở trong nước, và tiếp tục đóng góp vào sự sinh tồn của nền kinh tế toàn cầu hay không. Giống như nhiều nền kinh tế cực kỳ sung sức trước đây- Nhật bản chẳng hạn- Trung quốc đã phát triển một cách thần kỳ, tưởng chừng như không gì có thể ngăn cản họ được. Nền kinh tế Trung quốc đã mạnh tiến đi trên con đường phát triển với tốc độ không thể tưởng tượng được, khoảng 10% mỗi năm. Không một trở ngại nào có thể ngăn cản bước tiến của nền kinh tế Trung Hoa. Sau vụ khủng hoảng tài chánh 2008-2009, Trung quốc đề ra một chương trình kích thích kinh tế khổng lồ, chiếm khoảng 13% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Đà phát triển kinh tế của Trung quốc được phục hồi ngay, mọi người khen ngợi các nhà lãnh đạo Trung quốc.

Bây giờ tình hình cho thấy Trung quốc cũng giống như Nhật bản, không phải là nền kinh tế vô địch, không thể mắc vướng lầm lẫn, hay bị quật ngã.  Thực vậy, mặc dù có nhiều hoàn cảnh và quá trình lịch sử khác nhau, Trung quốc và Nhật Bản đã phạm phải những lỗi lầm tương tự. Nhật Bản tùy thuộc vào xuất cảng, và đầu tư cơ sở kinh doanh để phát triển rất mạnh, cho đến khoảng giữa thập niên 1980’s, tỉ suất hối đoái của đồng Yen nặng quá khiến cho Nhật Bản bị suy yếu khả năng cạnh tranh về xuất khẩu. Khi đó, Nhật lại theo đuổi chính sách cấp tín dụng dễ dàng. Việc này đưa đến hiện tượng bong bóng trên thị trường điạ ốc, và chứng khoán. Giống hệt như vậy, Trung quốc đã tìm sự phát triển mạnh nhờ xuất cảng, sau đó, cuộc khủng hoảng tài chánh làm suy yếu mậu dịch xuất cảng. Trung quốc chuyển qua phát triển tín dụng rất mạnh để đầu tư vào các dự án phát triển hạn tầng cơ sở, và đầu tư nhiều hơn vào ngành kỹ nghệ nặng.

Cái rắc rối cho cả người Nhật cũng như người Hoa nằm ở chỗ sự phát triển nở rộ nhờ tín dụng dễ dãi chỉ có tính chất tạm thời. Bong bóng thị trường ở Nhật vỡ tung, chỉ số chứng khoán đến nay vẫn còn ở mức thấp hơn thời kỳ cao điểm là năm 1989. Cơn vỡ bong bóng ở Trung quốc xảy ra khiến cho khả năng sản xuất của một số ngành kỹ nghệ nặng bị thặng dư, không dùng tới, và một số dự án nhà cửa bị bỏ trống, nhà xây xong, nhưng không có ai mua. Các nhà lãnh đạo Trung quốc nhận ra rằng họ phải chấp nhận mô hình kinh tế mới – theo đó, từ nay họ sẽ phải dựa vào khả năng chi tiêu của người tiêu thụ để làm đầu tầu kéo nền kinh tế phát triển. Nhưng thay đổi trên lý thuyết và thay đổi khi đem ra thực hành  là hai sự việc không giống nhau.

Nền kinh tế của Trung quốc rõ rệt đã suy yếu, mức phát triển của nền kinh tế này  ở dưới mức 7% như chỉ tiêu do chính phủ đề ra – có lẽ là rất thấp. Hồi tháng Tám, chỉ số kỹ nghệ chế biến của Trung quốc tuột xuống mức thấp nhất từ ba năm nay. Điều đáng lo nhất là mức sản xuất điện năng, và số lượng hàng hoá chuyên chở bằng xe lửa cũng suy gỉam trầm trọng. Nhưng trong một phúc trình, hai kinh tế gia Donna Kwok và Tao Wang, ở ngân hàng UBS, không tin vào hiện tượng suy yếu này. Bà Kwok và ông Wang viết: “Khoảng 70% mức tiêu thụ điện xuất phát từ kỹ nghệ, do đó nền kinh tế của Trung quốc không  ở mức gần sụp đổ.”. Hai kinh tế gia công nhận có những vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong nền kinh tế Trung quốc. Vấn đề lớn nhất là tình trạng đầu tư quá đáng vào nhà ở, đưa đến sự suy giảm về hoạt động xây cất, và nhu cầu vật liệu xây dựng như sắt và xi măng. Thị trường chứng khoán giảm sút cũng khiến cho dân chúng cảm thấy cay đắng. Tuy nhiên, hai kinh tế gia này nói rằng có những tin tốt bị bỏ qua, không nói đến. Hồi tháng Bảy số hàng bán ở các cửa hàng bán lẻ tăng 10.3% so với hồi đầu năm; số điện thoại smartphone bán ra tăng 32%. Thị trường việc làm vẫn duy trì ở mức khá mạnh, và chứng khoán khi ở mức cao nhất chỉ tiêu biểu cho 12% tài sản của tư nhân.

Kinh tế gia Nicholas Lardy, một chuyên gia về kinh tế Trung quốc ở Viện Nghiên cứu Peterson Institute for International Economics đồng ý: “Tiền lương và lợi tức khả dụng vẫn tiếp tục tăng. Mức tiêu thụ đang tăng.” Nhưng khoản tăng về tiền lương và tiêu thụ chỉ xảy ra trong khu vực dịch vụ của nền kinh tế, chiếm gần một nửa Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP), không phải là sản phẩm kỹ nghệ, khoản này chiếm hơn một phần ba của GDP. Ông Lardy nhận xét: “ Người dân Trung quốc bây giờ chi tiêu nhiều tiền vào y tế, giáo dục, du lịch, và giải trí.”. Ông dẫn chứng về hệ thống rạp chiếu bóng trên toàn quốc có thu nhập tăng 40% trong nửa năm đầu 2015.

Muốn nói gì thì nói, tình trạng kinh tế phát triển chậm lại ở Trung quốc đưa đến những hậu quả to lớn cho kinh tế toàn cầu. Trung quốc là nước lúc nào cũng thèm khát nguyên vật liệu, như dầu hoả, ngũ cốc và khoáng sản, điều này khiến cho giá của những mặt hàng này tăng khủng khiếp, như là bong bóng. Bây giờ qủa bóng vỡ. Giá những mặt hàng này trước kia tăng lên rất cao, bây giờ hạ giảm thật nhanh. Hiện nay, có nhiều loại kim khí lấy từ dưới hầm mỏ lên bị lâm tình trạng thặng dư. Những nước sản xuất nguyên vật liệu trên khắp thế giới từ Úc châu đến Brazil và Ả Rập Saudi bị thiệt hại nặng. Họ đã tiên đoán sai lầm về mức thịnh vượng lâu dài của Trung quốc. Sự tính toán sai này khiến cho nền kinh tế của thế giới sẽ bị trì kéo lại rất nặng.

Một điểm khá nguy hiểm là có mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị. Liệu rằng người Trung Hoa có tự điều chỉnh được với tình hình phát triển kinh tế chậm hơn hồi trước hay không? Nếu so với tiêu chuẩn Tây phương, mức phát triển của Trung quốc vẫn còn nhanh lắm.

Liệu rằng nền kinh tế Trung quốc suy yếu có làm mất uy tín của Đảng Cộng sản hay không? Liệu rằng Trung quốc sẽ theo đuổi chính sách nặng về tinh thần quốc gia và chủ nghĩa trọng thương để đánh lạc hướng những bất bình, chán nản ở trong nước?

Kinh tế gia Lardy tin rằng các nhà lãnh đạo Trung quốc vẫn an toàn, vững như bàn thạch, miễn là họ duy trì tỉ lệ tạo ra việc làm mạnh mẽ, và tỉ lệ này cho đến nay vẫn tốt. Ông viết thêm rằng trong nửa năm đầu 2015, số lượng việc làm ngoài khu vực canh nông tăng thêm 7.2 triệu việc làm. Ông ghi nhận rằng số việc làm trong ngành dịch vụ tăng gấp đôi so với ngành kỹ nghệ.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung quốc vẫn có những nét khó khăn giống như Nhật Bản. Sau khi nền kinh tế do xuất cảng làm đầu tầu bị suy xụp, nước Nhật vẫn chưa tìm ra được một mô hình nào thích hợp để thay thế. Nền kinh tế của Nhật tiếp tục vấp ngã từ “cải cách” này đến cải cách khác. Trong nhiều năm, nên kinh tế Nhật chỉ phát triển ở mức dưới 1%. Rõ rệt là tỉ lệ phát triển kinh tế mạnh trong quá khứ không còn nữa. Nếu Trung quốc sẽ phải trải qua những kinh nghiệm đau thương như của Nhật – dù cho mức phát triển cao hơn 1%- thật khó cho các nhà lãnh đạo nước này giữ được thái độ thụ động như  của Nhật, nghĩa là bất ổn về xã hội và chính trị có nguy cơ sẽ xảy ra.

Bài phân tích của Robert J. Samuelson trên Washington Post ngày 6/9/2015

Nguyễn Minh Tâm dịch

Nguồn: http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/binh-luan/lieu-trung-quoc-co-bi-sup-do-hay-khong.html

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME