AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Vì sao Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải gấp rút thắt chặt mối quan hệ?‏

Đôi lời: Một bài viết hay với nhiều thông tin bổ ích, nhưng có một nhận định khá chủ quan của tác giả về cái gọi là phe thân Mỹ với phe thân Trung Quốc. Có lẽ chẳng hề có phe cải cách thân Mỹ hay phe bảo thủ thân Tàu nào hiện diện trong giới lãnh đạo VN như một số nhà phân tích tình hình chính trị VN đã từng nhận định, cũng như ý kiến của 2 tác giả trong bài viết này, mà chỉ có phe tham nhũng bị Trung Quốc “nắm thóp” mà thôi.

Có lẽ do nhiều người quá kỳ vọng vào sự thay đổi sắp tới nên đã tin rằng có 2 phe như vậy hiện diện trong giới lãnh đạo cao cấp ở VN. Họ tin rằng “đồng chí X” là người đứng đầu phe cải cách thân Mỹ, nhưng nếu xâu chuỗi tất cả các diễn biến trong vài  năm qua, có thể thấy chính anh X là người thân Tàu. Anh X là người đã đưa Tàu vào VN nhiều nhất từ trước tới nay, và cũng chính anh X đã tạo ra nền kinh tế VN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Để che đậy bộ mặt thật của mình, anh X đã sử dụng bộ máy truyền thông bán chính thống, tạo dư luận rằng anh ta thuộc phe cải cách thân Mỹ, rằng anh ta sẽ thay đổi chính thể và lên làm tổng thống. Anh X đã sử dụng những dư luận viên cao cấp làm cò mồi, viết những bài nói về khả năng anh ta sẽ lên làm tổng thống, rồi anh ta sẽ thay đổi thể chế, sẽ giải tán ĐCS.

Có vẻ như một số trí thức do quá nôn nóng muốn nhìn thấy đất nước thay đổi, đã mắc bẫy của anh X khi ngấm ngầm ủng hộ anh ta lên làm tổng thống, mà không nghĩ tới khả năng sau khi X thu tóm quyền lực xong, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, X sẽ lộ bộ mặt thật là anh ta sẽ bám theo Tàu để giữ vững quyền lực.

Lời bình của;https://anhbasam.wordpress.com/2015/09/13/5071-vi-sao-hoa-ky-va-viet-nam-can-phai-gap-rut-that-chat-moi-quan-he/

National Interest

Tác giả: Alexander Benard và Paul J. Leaf

Người dịch: Trần Văn Minh

11-09-2015

​“Bắc Kinh đang ngày càng chứng minh cho Hà Nội rằng họ thèm muốn quyền bá chủ trong khu vực và sẽ giẫm đạp lên quyền của bất kỳ quốc gia nào chắn lối họ...”

Quan hệ Mỹ-Việt gia tăng trong vài năm qua, phần lớn là do mối quan tâm chung đối với sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng một phần của mối quan hệ chỉ tiến triển từ từ, làm cho Trung Quốc tin rằng họ có thể tiếp tục bắt nạt Việt Nam như trong quá trình tiến tới kiểm soát khu vực mà không làm dấy lên sự phản đối nghiêm trọng nào. Thật vậy, Trung Quốc gần đây đã đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam, và chỉ mới tuần trước, họ kéo dài hoạt động của giàn khoan thêm vài tháng. Nhưng hành động khiêu khích mới nhất này, cùng với thông báo của Trung Quốc vào tuần trước rằng họ sẽ chuyển nhiều nguồn lực hơn cho năng lực hải quân và không quân, có thể thúc đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển một số yếu tố quan trọng trong quan hệ đối tác đang lên của họ.

Bối cảnh

Vào tháng 5 năm 2014, chỉ ba ngày sau khi Tổng thống Obama kết thúc chuyến công du châu Á với mục đích trấn an các đồng minh ở đó, Bắc Kinh gần như gây ra một cuộc khủng hoảng gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, nằm trong khu vực Biển Đông và đang do Bắc Kinh chiếm đóng, nhưng Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Với sự hỗ trợ của “một số lượng lớn các tàu”, Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu, do nhà nước sở hữu, khoảng 80 dặm bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam được quốc tế công nhận, là vùng kéo dài 200 dặm từ bờ biển. Bắc Kinh lập luận rằng họ kiểm soát vùng biển này bởi vì họ nằm trong EEZ tạo ra bởi quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã mang khoảng 30 tàu của họ ra cản trở. Một cuộc đối đầu 75 ngày xảy ra sau đó và leo thang, khi Trung Quốc phái lực lượng quân sự ra để bảo vệ giàn khoan và hai nước liên tục đâm tàu và phun nước vào nhau. Trung Quốc đã đánh chìm một tàu Việt Nam và các cuộc nổi dậy chống Trung Quốc nổ ra ở Việt Nam. Trung Quốc cuối cùng đã rút lui sau khi hoàn tất khảo sát, nhưng cảnh báo rằng họ có thể quay trở lại.

Hoa Kỳ gọi những hành động của Trung Quốc là “khiêu khích”, nhưng đã không xử phạt, tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, từ chối làm trung gian hòa giải cuộc xung đột và đã không gửi lực lượng quân sự đến khu vực. Nhận thấy Hoa Kỳ xa lánh và nhận ra ưu thế hải quân của Trung Quốc, Việt Nam đã hạ thấp cuộc tranh chấp với chủ đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của mình, gọi cuộc xung đột là sự bất đồng giữa “anh em một nhà” và nối lại quan hệ quân sự với Trung Quốc. Với một cường quốc khu vực mạnh mẽ không thể ngăn cản được và Washington thì né tránh, Trung Quốc ra dấu rằng các đối thủ nên chấp nhận sự trỗi dậy không thể ngăn cản của họ.

Để nhấn mạnh thông điệp này, tháng 6 vừa qua, chỉ vài tuần trước khi nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ, Trung Quốc đã đưa giàn khoan nói trên tới một phần khác trong vùng EEZ của Việt Nam (vùng chồng lấn với EEZ tạo ra bởi đảo Hải Nam của Trung Quốc) để thăm dò tài nguyên thiên nhiên ở đó. Bắc Kinh cảnh cáo các tàu nước ngoài cách giàn khoan 2.000 m. Cuộc thăm dò được dự kiến kết thúc vào ngày 20 tháng 8, năm 2015. Nhưng tuần trước, Trung Quốc đã chuyển giàn khoan gần Việt Nam hơn (cách bờ biển Việt Nam 110 dặm) và đơn phương kéo dài công việc khoan dầu thêm hai tháng nữa.

Vì sao các hành động của Trung Quốc có vấn đề?

Hành động của Trung Quốc đặc biệt đáng báo động khi nhìn dưới góc cạnh như là một phần của mô hình xâm lấn liên tục từ cuộc đối đầu giàn khoan đầu tiên. Bắc Kinh công bố vào mùa hè này hoàn thành việc bồi đắp đất chưa từng có trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông và kế hoạch tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự ở đó. Trong tháng 7, Trung Quốc đã diễn tập một cuộc tấn chiếm đảo ở Biển Đông và hàng loạt các tàu chiến (bao gồm cả lực lượng hạt nhân) và máy bay bắn đạn thật trong vùng biển này. Tuần trước, tại vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc đã hoàn tất cuộc tập trận hải quân lớn nhất với Nga. Bắc Kinh diễu hành phô trương vũ khí quân sự mới nhất của họ trong tuần này để đánh dấu sự đánh bại Tokyo thời Thế chiến Thứ Hai, và thông báo rằng họ sẽ giảm bớt lực lượng quân sự để tập trung nhiều nguồn lực hơn vào lực lượng hải quân và không quân, mà cả hai lực lượng sẽ tốt hơn để phô trương sức mạnh ra ngoại quốc. Và lần đầu tiên, Trung Quốc điều động tàu hải quân ngoài khơi bờ biển Alaska (trong vòng 12 hải lý), trùng lắp với chuyến đi của Tổng thống Obama ở đó.

Nhận thức được sự bành trướng của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những bước khiêm tốn để tăng cường quan hệ. Ví dụ, hai nước đã gia tăng tần suất các cuộc tập trận chung và các chuyến thăm chính phủ cao cấp; Hoa Kỳ trợ cấp 18 triệu USD để nâng cấp lực lượng tuần duyên của Việt Nam, và Washington nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương trên cơ sở từng trường hợp đối với Hà Nội.

Cả hai nước đều muốn làm nhiều hơn, nhưng cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều không đi tới với tình trạng cấp bách. Chính quyền Obama không muốn khiêu khích Bắc Kinh, như đã chứng minh trong phản ứng im lặng trước cuộc đối đầu vụ giàn khoan đầu tiên và đã không đi ngang qua vùng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc kéo dài từ hòn đảo nhân tạo của họ ở Biển Đông. Washington cũng lo ngại gần gũi với Hà Nội trong tình hình thành tích nhân quyền kém cỏi. Trong khi đó, Hà Nội đang có hai phe thân Mỹ và thân Tàu. Nhóm thứ hai tin rằng Trung Quốc quyết tâm kiểm soát sân sau của họ nhiều hơn so với Hoa Kỳ kiểm soát một khu vực xa xôi. Vì thế, họ đặt câu hỏi về ý muốn và khả năng của Washington chống lại Bắc Kinh, nhất là trong lúc Hoa Kỳ đang bị sa lầy tại các vùng khác của thế giới và cắt giảm chi tiêu quân sự của mình.

Nhưng hành động khiêu khích mới nhất của Trung Quốc là một cơ hội để khắc phục những khó khăn này. Bắc Kinh đang ngày càng chứng minh cho Hà Nội thấy rằng họ khao khát quyền bá chủ khu vực và sẽ giẫm đạp lên quyền của bất kỳ quốc gia nào chắn lối họ, qua đó cho thấy một lập luận vững chãi cho những ai tìm kiếm mối quan hệ Mỹ-Việt chặt chẽ hơn.

Phe thân Mỹ ở Việt Nam nên lập tức đẩy mạnh việc cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở quân sự của Việt Nam nhiều hơn. Việt Nam có thể vẫn duy trì sự kiểm soát, nhưng họ nên để cho lực lượng Mỹ luân phiên tiếp cận và xây dựng cơ sở hạ tầng mới và trang thiết bị sơ khởi. Washington sẽ có thể triển khai sức mạnh vào vùng Biển Đông dễ dàng hơn và Bắc Kinh sẽ chùn bước trước việc quấy phá Hà Nội. Việt Nam cũng nên cho phép Hải quân Mỹ thăm cảng nhiều hơn (hiện tại giới hạn một lần trong một năm) và tiếp cận cảng nước sâu chiến lược quan trọng nhất là vịnh Cam Ranh.

Trên bình diện kinh tế, Hà Nội cần tiếp tục thực hiện cải cách theo yêu cầu của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận tự do thương mại hiện đang được đàm phán giữa 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương. Bằng cách tham gia TPP, Việt Nam có thể giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, từ đó có thể được tự do hơn để theo đuổi lợi ích quốc gia ngay cả khi có xung đột với Trung Quốc. Cuối cùng, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền để tiến tới quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Washington phải hành động tương ứng. Đầu tiên, ngay cả sau khi nới lỏng một ít lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn chậm chạp trong việc vực dậy khả năng quân sự của nước này do quan ngại về nhân quyền. Hoa Kỳ cần tiếp tục hối thúc Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền, trong khi sẵn sàng giúp cho Hà Nội hệ thống giám sát hàng hải và những kỹ thuật hải quân khác, những thứ không đe dọa người dân Việt Nam. Thứ hai, Tổng thống Obama nên đặt vấn đề Biển Đông và sự ngược đãi Việt Nam của Trung Quốc làm đề tài chính trong chuyến thăm Washington sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, do đó báo hiệu cho Việt Nam rằng Hoa Kỳ đưa các cuộc xâm lấn Việt Nam lên tầm quan trọng và không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc. Thứ ba, Hoa Kỳ cần phải lôi kéo Việt Nam sâu hơn vào mối quan hệ an ninh khu vực khác, kể cả bằng cách khuyến khích cùng phát triển vũ khí, mời tham gia vào các cuộc tập trận quân sự đa phương và tiến hành tuần tra hải quân chung, khuyến khích họ mua vũ khí của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản. Lôi kéo Việt Nam khỏi công nghệ quân sự của Nga (Moscow hiện đang là nhà cung cấp vũ khí chính của Hà Nội) cũng sẽ tăng cường khả năng tương tác của Việt Nam với Hoa Kỳ và các đồng minh, gia tăng sự liên lạc quân sự của các nước. thứ tư, Hoa Kỳ phải kết thúc TPP sớm, là điều sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam, cả chiến lược lẫn kinh tế.

Hà Nội có thể trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Washington để chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Việt Nam tiếp giáp Biển Đông và tiếp giáp với Trung Quốc. Việt Nam có dân số lớn đứng hàng thứ 14 trên thế giới, lực lượng quân sự tại ngũ hiện đứng thứ 13, và tính theo tổng sản lượng nội địa, Việt Nam là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế của nước này được dự báo sẽ lớn thứ 17 trên thế giới trong 10 năm. Và Việt Nam sẽ là một đối tác quân sự mạnh sẽ của Hoa Kỳ, đã từng đối đầu thành công với kẻ thù lớn hơn và vũ trang mạnh hơn.

Hoa Kỳ và Việt Nam phải nâng cao mối quan hệ. Làm như vậy sẽ báo hiệu rằng Washington vẫn cam kết chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy tại thời điểm khi các nước trong khu vực đang tự thủ, không chắc chắn là liệu Hoa Kỳ có đủ can đảm đối đầu với sự gây hấn của Bắc Kinh hay không. Một quan hệ đối tác Mỹ-Việt chặt chẽ cũng có thể giúp làm chậm lại sự bành trướng của Trung Quốc bằng cách chứng minh cho thấy hành vi của họ phản tác dụng thế nào – thậm chí còn có thể lôi kéo kẻ cựu thù cùng đồng hành chống lại Trung Quốc.

Alexander Benard là Giám đốc điều hành của công ty đầu tư Schulze Global Investments, một công ty cổ phần tư nhân tập trung vào thị trường mới trỗi dậy. Paul J. Leaf là một luật sư tại một công ty luật quốc tế.

 

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME