AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

 

Ac Dieu

ImageProxy.gif

QUÂN - SƯ - PHỤ

Trần  Công  Bá

                                                                                                            

Kính tặng những người Cha Việt Nam đã chịu đựng nhiều gian khổ, hy sinh cho con với lòng thương vô bờ bến.

*********

          Đức Khổng Phu Tữ từng dạy: làm trai trên đời chỉ có ba người cần phải tuân theo, QUÂN, SƯ, PHỤ. Nhất Vua, nhì Thầy, thứ ba mới đến Cha. Nhưng thằng tôi nầy từ ngày đi tù cải tạo đến giờ không còn tha thiết gì cái chữ QUÂN nữa. Nó chỉ còn chăng sự ấm ức, hầu như bị lợi dụng, bị bỏ quên khi cuộc cờ đã chấm dứt. Cho nên bây giờ tôi chỉ chú tâm vào SƯ và PHỤ mà thôi, không còn tâm huyết như ngày xưa khi đọc thơ Nguyễn Công Trứ:

        

          Thượng vị Đức, hạ vị Dân

          Sắp hai chữ “QUÂN, THẦN” mà gánh vác

          Có trung hiếu mới đứng trong trời đất

           Không công danh thà nát với cỏ cây

                             (Phận làm trai, Nguyễn Công Trứ)

 

          Thằng tôi nầy vì chữ TRUNG mà chịu đựng mấy năm tù cải tạo cho nên bổn phận làm dân bây giờ cho tôi xin hẹn lại kiếp sau. Vừa bước qua phần hai của cuộc đời, tuổi năm mươi cộng thêm vài số lẽ, xin nhường lại cho đàn em đi sau. Những năm tháng sau cùng của đời tha hương, tôi xin tập trung vào chữ HIẾU, chữ NGHĨA.

        

          Ba tôi là một nhà giáo, về hưu năm ông vừa 65, sau hơn bốn mươi năm gõ đầu trẽ. Nhiều thế hệ ra đi, đa số không trở lại, chiến tranh đã cướp mất nhiều đứa học trò mà ông từng chăm chỉ uốn nắng. Nhìn trong ông, tôi thấy một cái gì đó rất khó tả, một cái gì tiềm tàng nhiều năng lượng có thể đốt cháy cả bầu trời. Chắc mọi người đều có một điểm giống như tôi, cảm thấy rất gần với Ba mình, mà cũng cùng một lúc, cảm thấy như rất là xa, một khoảng cách như đã phân định hẳn hòi giữa hai người đàn ông, gần nhưng lại xa, xa nhưng rất gần.

 

Khi tôi khoãng 4-5 tuỗi, ông hay dẩn tôi theo hàng ngày khi ông đi dạy. Buổi trưa hè nóng bức, gió thổi hiu hiu từ sông Tiền Giang rất dể làm buồn ngũ, tôi hay leo lên bàn của Ba đánh một giấc ngon lành, Ba phải đem sổ sách xuống bàn học trò làm đở. Đến khi tôi lên sáu, bắt đầu tuổi cấp sách đến trường thì ông chuyển từ lớp ba xuống lớp năm đễ được dạy thằng con trai đầu lòng. Cứ thế mà tiếp tục cho đến lớp nhì ông mới cho tôi học với thầy khác (Ngày xưa các trường tiểu học xếp lớp bắt đầu từ năm, tư, ba , nhì, nhất). Cho nên tôi có cái may mắn, hay là kém may mắn vì tôi bị đòn nhiều hơn mấy đứa bạn cùng lớp, là được vừa SƯ mà cũng vừa PHỤ.

 

                   “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

 

          Một chữ cũng là Thầy, nữa chữ cũng là Thầy.Thầy cho ta kiến thức và đạo lý làm con người, Cha cho ta tình thương vô cùng tận. Nhớ những ngày nằm trong Quân Trường Thủ Đức, đang giai đoạn “huấn nhục”, Ba tôi hay lặn lội từ Tân Châu đến thăm tôi. Trong mắt ông như có gì rất thương yêu nhưng xa cách, như Ba muốn nói cái gì đó nhưng lại thôi. Chỉ vài lời hỏi thăm, vài câu kể chuyện nhà, về Mẹ tôi, về Ông Bà. Có lúc đang thời kỳ dưỡng quân ở Bến Cát, Bình Dương sau cuộc hành quân dài từ Bình Long, An Lộc, Ba đến thăm thật bất ngờ nhưng cũng rất đúng lúc tôi cần người ủng hộ tinh thần. Lý do là vỏn vẹn bốn thằng cùng khóa ra trình diện đơn vị nay còn lại có mình tôi, hai thằng tữ trận, một thằng bị thương nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Hai cha con đêm đó giăng võng trong hầm truyền tin ngũ qua đêm, mặc dù nói tiếng ngũ chứ vừa chợp mắt là máy truyền tin gọi nên cứ giật mình liền tù tì. Sáng ra, sau buổi ăn sáng với cơm xấy, đồ hộp, tiển Ba lên xe trở về Sài Gòn, lòng tự hỏi không biết chừng nào sẽ được về thăm Ba. Rồi trong những ngày tù cải tạo, Ba có đến thăm vài lần, có lẽ không chịu nỗi cãnh đứa con thương yêu của mình bị tù đày nên Ba ít khi đến thăm, Ba để cho Mẹ đi nhiều hơn.

        

Thắm thoát mà đã ba mươi năm, sau những năm tháng tù cải tạo, sau những ngày trôi nỗi xứ người đời tị nạn, còn lại chăng là nhớ thương bên kia bờ đại dương, ngàn trùng xa cách. Năm rồi về thăm Ba, mái tóc giờ đã bạc phơ như màu trắng tuyết phủ New York mùa Đông. Sáng ngày lên máy bay trở về Mỹ, hai Cha con ngồi uống ly cà phê giã từ, Ba vẫn như Ba ngày xưa, nhưng gần gủi hơn, trầm ấm hơn trong buổi chiều của cuộc đời. Biết rằng con đã lớn khôn nhưng Ba vẩn dặn dò đũ điều như ngày xưa còn bé, những câu dặn dò tôi không được nghe từ xa xôi lắm. Mãi trong cuộc đời còn lại, lúc nào tôi cũng mong được nghe những lời dặn dò của Ba, tuy không hẵn là thực tế, nhưng lời lẽ trầm ấm dù sao cũng làm tôi dịu đi cơn đau kiếp tha hương. Trăm năm đời người chỉ một lần ra đi là vỉnh viển, mong rằng tôi còn đủ năng lực làm nên những gì Ba mong ước trong đứa con ông từng kỳ vọng trước ngày ra đi.

 

“Bao nhiêu năm làm kiếp con người

 Chợt một chiều tóc trắng như vôi

 Lá úa trên cao rụng đầy

 Cho trăm năm vào chết một ngày”

                             (Cát Bụi, Trịnh Công Sơn)

 

Trần Công Bá

 

 

up

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME