AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif


 

Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN

 

(VTC News) - Hoàn cầu Thời báo nói nếu Trung Quốc xây đường băng 2km trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN, miền Nam VN sẽ nằm trong vùng tấn công của chiến đấu cơ Trung Quốc.

Hòn đảo này được Trung Quốc đổ thêm bê tông để biến thành đảo nhân tạo có diện tích bằng 17 sân bóng đá (khoảng 1.700m). Những bức ảnh được Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc đăng tải cho thấy công việc xây dựng đang gấp rút diễn ra. 

 

C_____ng_b_ng_tr_n___o-ff8d258e9a4dd8e847456e899eb1fe9c.jpg

Trung Quốc đang gấp rút xây dựng công trình trên đảo Gạc Ma 

 

‘Xe cơ giới chạy rầm rập, đất đá chất cao như núi, việc bê tông hóa hòn đảo đang diễn ra khẩn trương’, tờ Kanwa của Canada cho biết.

 

Toàn bộ hòn đảo có chiều dài 5.000m, rộng 400m, giới phân tích cho rằng Trung Quốc toan tính biến Gạc Ma thành cơ sở không quân.

 

Theo tính toán của Hoàn Cầu thời báo, đảo Gạc Ma cách TP.HCM 830km; cách Manila 890km; cách eo biển Malacca, cửa ngõ Biển Đông khoảng 1.500km. Nếu Trung Quốc cho xây đường băng dài 2.000m trên đảo Gạc Ma, các chiến đấu cơ Su-30; J-10; J-11 sẽ có khả năng tác chiến vươn tới tận Malacca.

 

Thậm chí toàn bộ miền Nam Việt Nam cũng nằm trong phạm vi tấn công của các chiến đấu cơ này.

 

Theo Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc đang tập trung xây dựng nhiều công trình ở phía Tây đảo Gạc Ma, có chiều dài lên đến 4.04km. 

 

C_____ng_b_ng_tr_n___o-10acdd37bc0152d60ff2e08c5cc02507.jpg

Mô hình xây dựng đảo Hoàng Sa trong tương lai (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay) 

 

Trong khi đó, phía Đông Bắc sẽ được xây thành cảng, cung cấp khả năng ra vào cho tàu khu trục hạm cỡ lớn. 

Đài Loan cũng sẽ chịu uy hiếp nhất định từ phía đảo Gạc Ma, bởi nơi này cách đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng trái phép của Việt Nam khoảng 72km. 

 

Tờ Kanwa nhận định với năng lực tác chiến hiện nay, Trung Quốc có thể ‘dễ dàng chiếm đảo Ba Bình’, bắt giữ toàn bộ quân nhân Đài Loan trên đảo để ra điều kiện đàm phán với Đài Bắc.

 

Trung Quốc cũng đang xây dựng, kiên cố hóa đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này xâm chiếm trái phép năm 1974. 

 

Theo tờ Want China Times của Đài Loan, khi hai hòn đảo này được xây dựng xong, Trung Quốc hoàn toàn có thể lắp đặt radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không, trên biển. 

 

Toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á, cho đến tận Singapore đều nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.

 

Trong khi Mỹ tuyên bố ‘xoay trục sang châu Á’, động thái mới này của Trung Quốc được cho là sẽ tạo áp lực đáng kể lên hạm đội Thái Bình Dương nổi tiếng của Mỹ.

 

Tờ Want China Times nhận xét, việc xây các căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và đảo Gạc Ma (Trường Sa) sẽ giúp quân đội Trung Quốc tiến thêm 850km trên Biển Đông. 

 

Tờ báo này cho rằng ngay khi hải quân Mỹ qua eo biển Malacca vào Biển Đông, mọi động tĩnh sẽ khó lọt qua hệ thống radar Trung Quốc bố trí ở hai đảo nêu trên.

 

Tờ Want China Times dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã cài đặt nhiều thiết bị dò sóng âm tàu ngầm, do thám tín hiệu tàu chiến ở nhiều điểm đảo trên Biển Đông. 

 

Trung Quốc cũng xây nhiều trạm radar có khả năng phát hiện tàu chiến và các hoạt động chuyển quân của Mỹ, Việt Nam và Malaysia.

 

Tờ báo của Đài Loan nói Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch xây đảo nhân tạo trên nền một số đảo san hô mà nước này chiếm đóng trái phép, nhưng số lượng đảo là bao nhiêu thì không được Want China Times tiết lộ.

 

Theo trang tin quân sự Trung Quốc Chinamil, Bắc Kinh cũng đang xúc tiến xây dựng các công trình trên đảo đá Chữ Thập ở Trường Sa (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử). 

 

Hiện tại, Trung Quốc đã cho xây dựng đảo nhân tạo rộng 90m2 ở đảo đá Chữ Thập, có sân bay trực thăng, radar, thiết bị giám sát vô tuyến, cung cấp chỗ neo đậu cho tàu khu trục hạm cỡ nhỏ

 

Obama đến châu Âu: Lời cảnh báo của Mỹ với Putin

 

(VTC News) - Khi chiếc chuyên cơ Không lực 1 hạ cánh xuống sân bay của Estonia, một thông điệp của người Mỹ đã được gửi đến ông Putin cách đó chỉ 800km.

Theo CNN, chuyến đi lần này của ông Obama đến châu Âu có ý nghĩa rất rõ ràng với Điện Kremlin: "Hãy đứng im".

Tổng thống Mỹ chọn điểm đến là một phần trong Liên Xô cũ ngay trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của NATO ở xứ Wales trong tuần này sẽ trấn an tinh thần các quốc gia Đông Âu thuộc NATO rằng dù cho Nga có ủng hộ lực lượng dân quân ở Ukraine thì các vùng lãnh thổ khác sẽ không bị ảnh hưởng, CNN bình luận.

Obama___n_ch_u__u_L_i-711b7a71f7942b736e5e74323ffb413b.jpg

Tổng thống Mỹ Obama 


Cũng theo hãng tin này, lời cảnh báo của ông Obama tới ông Putin đã được đưa ra trong chính sách đối ngoại mới công bố tuần trước của Nhà Trắng: "Nga đừng bao giờ nghĩ đến việc gây rối ở Estonia hoặc bất cứ khu vực nào quanh biển Baltic như cách đã làm với Ukraine".

Hiện nay, Ukraine không phải là thành viên của NATO dù cho Tổng thống nước này Petro Poroshenko vẫn được mới đến Wales để tham gia hội nghị thượng đỉnh.

Trong khi đó, nhiều khu vực từng thuộc Liên Xô đã gia nhập liên minh quân sự này như Estonia, Latvia và Lithuania để gia tăng khả năng an ninh của mình, theo CNN.

Obama___n_ch_u__u_L_i-812cc45f766dab168dde34c68b354467.jpg

Dân quân Ukraine bên cạnh một xe bọc thép 


Đáp lại các quốc gia này, NATO đã có kế hoạch thông qua một lực lượng 'sẵn sàng cao độ' với nhiều thiết bị hiện đại và hàng ngàn binh sĩ ở khu vực Đông Âu.

Các quan chức Mỹ cho rằng đó là động thái phòng thủ chứ không phải khiêu khích Nga , trong khi đó, Điện Kremlin gọi đó là 'mối đe dọa từ bên ngoài', nhằm báo trước khả năng leo thang đến một cuộc khủng hoảng tiềm năng, CNN cho biết.

Ngoài vấn đề Ukraine, các nhà lãnh đạo NATO cũng đang phải đối mặt một vấn đề đau đầu khác là các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Syria và Iraq, đe dọa nhiều quốc gia ở rìa phía Đông của Liên minh.

 

Binh sĩ Nga 'đi lạc' qua Ukraine

 

Vụ các lính dù Nga bị bắt giữ ở Ukraine phủ bóng lên cuộc hội đàm được trông đợi giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko.

VladimirPutin-20140826-182015-661.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) bắt tay với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko - Ảnh: Reuters

Cơ quan an ninh Ukraine hôm qua thông báo quân đội nước này đã bắt giữ 10 lính dù Nga ở gần làng Dzerkalne tại miền đông Ukraine, cách biên giới với Nga khoảng 20 - 30 km. “Các lính Nga đã bị bắt giữ cùng giấy tờ tùy thân và vũ khí. Các nhà điều tra đã mở cuộc điều tra hình sự về việc các công dân Nga có vũ trang vượt biên trái phép”, theo thông báo từ Ukraine. Truyền hình Ukraine cũng đã phát đi những hình ảnh về các lính Nga bị bắt, theo AFP.

Phía Nga nhanh chóng lên tiếng nói rằng các binh sĩ nước này đã “đi lạc” qua biên giới hai nước. “Các binh sĩ thật sự đang tham gia tuần tra ở khu vực biên giới Nga - Ukraine và đã vô tình vượt qua biên giới ở khu vực không được phân định rõ ràng. Theo chúng tôi biết, họ không hề kháng cự khi bị lực lượng Ukraine bắt giữ”, 3 hãng tin Nga RIA-Novosti, ITAR-TASS và Interfax cùng dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 26.8. Tuy nhiên, Kiev đã bác lời giải thích này, nói rằng các binh sĩ trên đang thực hiện sứ mệnh đặc biệt tại Ukraine. Trước đó, quân đội Ukraine khẳng định 10 xe tăng và 2 xe bọc thép chở quân đã “từ phía Nga xâm phạm lãnh thổ Ukraine” tại khu vực biên giới gần thành phố Mariupol. Theo nguồn tin, quân đội Ukraine đã phá hủy 2 xe tăng và phong tỏa khu vực trên.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko tại thủ đô Minsk (Belarus) trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Hải quan, một khối thương mại do Nga dẫn đầu. Đây là lần gặp gỡ thứ 2 giữa hai nhà lãnh đạo sau cuộc gặp đầu tiên tại Pháp hồi tháng 6. Phát biểu trước hội nghị có cả sự tham dự của những đại diện đến từ Liên minh Châu Âu (EU), Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh ông sẽ làm mọi điều có thể để ngăn chặn đổ máu ở miền đông Ukraine và bắt đầu tiến trình tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Ông tuyên bố công cụ hữu hiệu duy nhất để chấm dứt đổ máu là kiểm soát hiệu quả biên giới với Nga, ngăn chặn dòng chảy vũ khí cung cấp cho quân nổi dậy và phóng thích tù binh. Còn nhà lãnh đạo Nga khẳng định cuộc khủng hoảng khó có thể giải quyết thông qua việc leo thang sử dụng vũ lực hoặc từ chối đối thoại hòa bình với các đại diện của miền đông Ukraine.

Trong diễn biến liên quan, ông Poroshenko ngày 25.8 đã giải tán quốc hội và ấn định tổ chức bầu cử sớm vào ngày 26.10. Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, ông Poroshenko lý giải việc giải tán quốc hội là cần thiết sau khi liên minh cầm quyền tan rã hồi tháng trước. Theo hiến pháp Ukraine, nếu liên minh mới không được thành lập trong vòng một tháng thì tổng thống phải giải tán quốc hội, kêu gọi tổ chức bầu cử sớm. Tổng thống Poroshenko khẳng định việc bầu cử trước thời hạn cũng phù hợp với “mong đợi của đa số người dân Ukraine”, đồng thời gọi đây là động thái nhằm “làm trong sạch” quốc hội vì nhiều nghị sĩ hiện là những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych.

 

Putin phớt lờ nhiều cuộc điện thoại của Obama

 

Tổng thống Mỹ Obama hôm qua lên án Tổng thống Nga Putin không nhận nhiều cuộc gọi của mình, coi đây là một hành động khiêu khích và thách thức.

 

mn-2237-1409756139-20140903-160907-381.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). Ảnh: Frontpage Mag.

 

Theo The New Yorker, trong một bài phát biểu tại Nhà Trắng trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra vào ngày 4/9, Tổng thống Obama cho biết, ông Putin không trả lời các cuộc gọi của mình mà để chúng đi thẳng vào hộp thư thoại. Tổng thống Mỹ thể hiện rõ sự tức giận khi tuyến bố hành động này làm "cản trở việc thảo luận giữa hai bên về tương lai của Ukraine và các vấn đề quan trọng khác có thể đạt được tiến triển".

Tổng thống Obama cũng cho biết, sau khi gửi hàng chục thư thoại cho Tổng thống Nga, ông đã cố gắng liên lạc với ông Putin qua e-mail vào hôm 1/9, nhưng chỉ nhận được thư trả lời tự động báo ông Putin đã rời khỏi văn phòng.

"Với những gì ông Putin tính toán về Ukraine trong vài tuần qua, tôi không thể tin rằng ông ấy không có mặt ở văn phòng", ông Obama nói.

Tổng thống Mỹ ám chỉ việc ông Putin không trả lời thư thoại của mình có thể khiến Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt, đồng thời ra hiệu rằng ông không có ý định tiếp tục gọi điện cho Tổng thống Nga. "Tôi đã gửi cho ông ấy bản thư thoại cuối cùng", ông Obama cho biết, và nói thêm rằng lần gần đây nhất ông gọi điện cho ông Putin, hộp thư của ông Putin đã đầy.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đang trong giai đoạn cao trào khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 1/9 cáo buộc Nga công khai xâm lược. Mỹ và các đồng minh khối quân sự NATO sẽ tập trận tại Ukraine vào giữa tháng này, nhằm thể hiện cam kết ủng hộ đối với Kiev.

 

 

 

up

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME