AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Tin Thế Giới : Độc lập, kinh tế Scotland được và thua những gì ?

 Tin của Đất Việt.‏

Độc lập, kinh tế Scotland được và thua những gì ?

 1367-795x448.jpg

Black Houses trên đảo Isle of Lewis- Scotland.

Tách rời khỏi Luân Đôn là một « cơ may » hay « rủi ro » về phương diện kinh tế ? Bài toán kinh tế là một yếu tố đè nặng lên lá phiếu của cử tri Scotland ngày 18/09/2014. Với 130 tỷ bảng Anh, Scotland chiếm 10 % GDP toàn vương quốc Anh.

Phe muốn ly khai do thủ tướng Scotland Alex Salmond lãnh đạo, giải thích với cư tri rằng một khi độc lập, Scotland sẽ tự mình định đoạt về mức thuế khóa, tự quyết định về chính sách kinh tế và quản lý các nguồn thu nhập từ dầu hỏa mà không cần phải chia sẻ với Luân Đôn. Về mặt xã hội thì các nhà cầm quyền ở Edimbourg thường tỏ ra hào phóng hơn so với các nhà lãnh đạo ở Luân Đôn.

Nhìn từ phía « bên kia » phe chống đối việc Scotland tách rời khỏi Anh Quốc nhấn mạnh đến những thua thiệt một khi Edimbourg không còn được hậu thuẫn của Luân Đôn. Từ hơn 300 năm qua, Scotland được hưởng chính sách thuế khóa, hải quan và tiền tệ ưu đãi. Nhờ vậy mà nhiều tập đoàn của vùng đất này mới nổi bật trên toàn cảnh thế giới như First Group trong lĩnh vực giao thông đường sắt và xe buýt ; SSE trong ngành phân phối điện lực hay Royal Bank of Scotland trong giới ngân hàng. 270.000 ngàn công việc làm của vùng Scotland trực thuộc vào các hoạt động xuất nhập khẩu giữa vùng lãnh thổ này với nước Anh.

Tách rời khỏi Luân Đôn là cơ may hay mối đe dọa đối với kinh tế Scotland ? Chưa thể trả lời câu hỏi này. Có một điều chắc chắn, nếu cử tri Scotland muốn chia tay với Anh Quốc thì Edimbourg và Luân Đôn sẽ phải bàn về « thủ tục ly dị ».

Thứ nhất là ngày 24/03/2016 bản tuyên ngôn chính thức sẽ được công bố về việc Scotland chia tay với vương quốc Anh. Thứ hai là đôi bên sẽ có 18 tháng để làm thủ tục « phân chia tài sản » với hai câu hỏi chính : Scotland sẽ thay thế đồng bảng Anh bằng gì và nợ công cũng như thu nhập từ dầu hỏa khai thác từ vùng Bắc Hải phải được chia sẻ ra sao cho cả đôi bên ?

Trong khi chờ đợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý, khu tài chính City của Luân Đôn đang « ngồi trên lửa » : hai tập đoàn ngân hàng lớn là Royal Bank of Scotland và Lloyds dọa chuyển trụ sở chính khỏi Scotland trong trường hợp vùng đất này chia tay với Anh Quốc.

Scotland nằm ở phía bắc nước Anh, trải rộng trên một diện tích gần 79.000 cây số vuông. 80 % trên tổng số 5,3 triệu dân là người Scotland và gần 8 % là người Anh. Trong số các cộng đồng người « nước ngoài », đông nhất là người Ba Lan.

Về phương diện kinh tế, vùng đất này tới nay vẫn sử dụng đồng bảng Anh. Nhìn đến các định chế chính trị, nguyên thủ quốc gia là nước hoàng Elizabeth đệ Nhị. Trớ trêu thay là dù muốn độc lập với Luân Đôn nhưng người dân Scotland vẫn gắn bó với đồng bảng Anh và nhất là với nữ hoàng Elizabeth.

Ngoài thủ tướng Anh, David Cameron vùng đất này còn có một nghị viện riêng, với người đứng đầu là thủ tướng Alex Salmond. Nghị viện này hiện đã kiểm soát các lĩnh vực như y tế, tư pháp, giáo dục, nông nghiệp, môi trường và chính quyền địa phương. Trong trường hợp đa số cử tri Scotland vào ngày 18/09/2014 đòi độc lập thì các hồ sơ tài chính, quốc phòng, năng lượng, ngoại giao, an sinh xã hội … đang do Luân Đôn định đoạt được chuyển cả về Edimbourg.

 

 

up

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME