AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

MẸ PHƯƠNG NAM 

 Vũ Đức Sao Biễn

 

Mười tám tuổi tôi sách chiếc va-ly nhỏ trong đó có tấm bằng tú tài, vài bộ đồ và một chiếc đàn violon, rời Quảng Nam vào đất Sài Gòn. Tôi đi về phương Nam vì lòng lỡ yêu câu hát: “Trăng phương Nam sáng toả khắp bờ Cửu Long: Nước chảy con thuyền xuôi dòng; Hoà những tiếng hò ấm lòng”.

Hình như đó là ca từ trong một ca khúc của nhạc sĩ Hồ Đình Phương. Tôi là người ham chơi, lãng mạn đi tìm vầng trăng phương Nam, tiếng hò phương Nam hơn là đi học. Tôi không say mê công danh, tiền bạc. Tôi đi theo giấc mộng giang hồ trong trái tim mình. Đó là những năm tháng tôi đi xa NTH – người bạn nhỏ Quảng Nam tươi đẹp ở hạ du sông Thu. Tôi đã viết và để lại cho bạn Thu, hát cho người - bài tình ca chỉ có 143 chữ. Bài tình ca ấy trở thành ca khúc kinh điển của thế kỷ 20 nhưng nỗi buồn và tâm thức cô đơn  của tôi thì không bao giờ dừng lại ở thế kỷ đó.

Cái cảm giác của tôi là không thể có một ai trong đời này thay thế được hình tượng của người bạn nhỏ Quảng Nam. Thời ấy, sao mà lòng người trong sáng đến như vậy. Sau bốn năm học, tôi chọn về Bạc Liêu, miền đất cuối trời Tổ quốc. Ngày 23-10-1970, tôi đến cái thị xã Bạc Liêu nhỏ bé khi những chiếc xe đang ngủ sầu trên bến, những con đò bỗng nhớ một dòng sông và cơn mưa chưa khô nước trên mặt đường.

Bửa cơm đầu tiên diễn ra trong tiệm ăn Sừng Ký ngoài chợ. Không người thân thích, không một ai quen biết, tôi vẫn lãng mạn đi tìm một chỗ trọ. Lúc này thì “gia tài” của tôi có khá hơn: Một chiếc va-ly hai chứng chỉ tốt nghiệp đại học, hai cây đàn. Tôi xách hành trang đi qua cây cầu gỗ hẹp và cũ. Trời lại mưa. Tôi đứng nép vào mái hiên của một ngôi nhà cổ khá lớn với hy vọng mong manh chờ cơn mưa tạnh, có thể kiếm ra một chỗ nào đó treo bảng cho ở trọ.

Bỗng nhiên, cánh cửa lớn của căn nhà mở ra. Một bà cụ mặt bộ đồ bà ba, dáng cao cao, khuôn mặt phúc hậu hiện ra: “Con vào trong nhà nấp mưa đi”. Tôi dạ một tiếng và bước qua ngạch cửa. “Mầy đi đâu mà mưa vầy còn đi” - bà bác hỏi. “Thưa bác, con đi tìm nhà trọ?”. “Thưa bác, Con kiếm chỗ trọ để ngày mai vào trường nhận nhiệm sở”. “Trường nào đó con?”. “Thưa bác, trường Trung học công lập Bạc Liêu”. “Chèng ơi, tội nghiệp dữ hông? Mầy mới bây lớn đây mà đã được đưa về trường đó. Quê mầy ở đâu?”. “Thưa bác, quê con ở Quảng Nam”. “Vậy nữa. Thôi con vào trong này, coi nhà bác ở được không thì bác cho mầy một phòng, hổng tiền bạc gì hết”.

Căn nhà thật rộng, có tất cả sáu phòng; phòng nào cũng có nệm gối, chăn mùng đầy đủ. Qua khoảng sân giữa để lấy ánh sáng và gió, phía sau còn một dãy nhà ngang. Mái ngói đã rêu phong, hình như nhà đã được xây dựng đâu đó từ thời Pháp. Tôi chọn một căn phòng cửa sổ mở về hướng đông, cửa chính hướng qua bắc. Bác giải thích: “Nhà này hổng có con trai, chỉ có bác với bà vú ở. Buổi chiều, đứa con trai của bà vú mới về, nhưng nó ở đàng sau. Thu xếp đồ đạc rồi đi tắm đi con”.

 Tôi đi xa mẹ bốn năm, nghe tiếng nói dịu dàng từ một bà mẹ phương Nam đôn hậu, rộng lòng, mới hỏi mấy câu đã xem tôi là con, lòng cảm động muốn ứa nước mắt. Tên của bác là bác Châu Hà, một trong những điền chủ nổi tiếng của đất Bạc Liêu. Chính tấm lòng của bác đã tạo cho tôi nguồn cảm hứng khi xây dựng hình tượng trong ca khúc Mẹ Cửu Long: Mẹ là mẹ Cửu Long, Tấm lòng ngọt ngào bao dung. Nhận nuôi đứa con xa nhà, Vỗ về với cả tình người. Mẹ là mẹ phương Nam, Sống đời giản dị thuỷ chung. Ngày mai, nước thôi ngập đồng, Vẫn tươi đẹp chín con rồng.

Những ngày tôi ở đó, căn nhà lặn lẽ đã vui lên. Ngày chủ nhật, các em học sinh hay tới chơi, tiếng cười nói vang nhà. Bác có vẻ thích và động viên các em: “Bây nên đến chơi, coi có cái gì thì giúp thầy”. Được lời như ở tấm lòng, các em gái thường mua bột giặt, hốt hết quần áo tôi mặc trong tuần đem giặc, không cho tôi đưa ra tiệm giặc ủi. Nắng gió Bạc Liêu rất mau khô quần áo. Các em đốt than trong bàn ủi con gà, ủi và treo lên món nào ra món ấy. Bác khen: “Mấy đứa con gái trắng tươi mà làm công việc thiệt gọn”. Ý của bác muốn nói các em là con nhà giàu, nhà khá giả mà vẫn biết làm được những công việc bình thường.

Công việc xong, các em thường bảo tôi hát cho các em nghe. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những ca khúc của tôi và những bài tình ca thời tiền chiến  của những nhạc sĩ khác. Đêm xuống tôi mới chơi violon. Bác gái cũng lắng nghe và thật lạ là bác thích hai bài Les Flots du Danuble cung La thứ và Come back to Sorrento cung Re thứ. Đâu tiếng vọng ngoài hiên xưa. Hạt mưa đã rơi bên thềm nhà.

Người ngồi im bóng Lắng nghe tháng ngày qua. Bây giờ thì bác Châu Hà đã qua đời, căn nhà xưa đã đổi chủ. Thế nhưng, mỗi khi trở lại Bạc Liêu, đi qua lối đi quen thuộc ngày xưa thì hình ảnh của người mẹ hiền phương Nam lại hiện ra. Sau đất mẹ Quảng Nam, Bạc Liêu là quê hương thứ hai của tôi. Người Bạc Liêu đãi tôi với tất cả tấm lòng chân thành, quý mến. những anh chị học sinh cũ của tôi ngày xưa nay đã thành đạt, trở thành ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại.

Gặp lại họ, tôi gọi họ là các anh, các chị; họ vẫn gọi tôi là thầy. Chúng tôi đối với nhau, nghĩa là thầy trò mà tình như anh em. Đất phương Nam rộng dung, cởi mở, đằm thắm nghĩa tình sau trước. Thế nhưng, đâu rồi hình bóng của người mẹ phương Nam? Mùa Trung thu năm 2009, tôi đưa PL - bạn tôi, trở lại thăm ngôi nhà xưa mà tôi từng ở. Tôi đứng trước ngôi nhà xưa mà giọt nước mắt.

Nỗi thương nhớ đầy ắp trong trái tim mỗi lần trở lại Bạc Liêu. Mộ của bác Châu Hà không biết ở đâu. Tôi chỉ mong tìm được mộ bác, thắp một cây nhang tưởng nhớ và gọi “Bác ơi”. Tôi bây giờ đã là một ông già 62 tuổi. Một ông già 62 tuổi mà ứa nước mắt như một trẻ thơ thì cũng là một điều lạ lùng. Nhưng ai biết được hình tượng của người mẹ Bạc Liêu nhân hậu sống mãi trong lòng tôi, trong ca khúc của tôi.  

 

 

up

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME