AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

Co_VN

Bài 4: Tính nhân bản trong thơ văn miền Nam thời chiến – Hiền quá

 tranhoaithu / October 12, 2013

bia-van-thoi-binh.jpg

 Hiền quá. Bỗng nhiên tôi muốn nhắc lại những nhận định của nhà văn Mai Thảo trong bài viết ngắn giới thiệu truyện ngắn Bệnh Xá cuối năm của THT:

 Người đọc có thể chê trách người lính bệnh của Trần Hoài Thư trong Bệnh Xá Cuối Năm đã đề cập tới những chủ đề lớn lao như chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, đoàn viên và thương yêu hai miền, bằng một tâm hồn quá đơn giản, thơ ngây. Người lính của chúng ta hiền quá. Hiền thật. Làm thế nào được. Dân tộc ta hiền, mãi mãi hiền, mặc dù đã hai mươi năm lâm trận. Cái tính hiền đó được biểu hiện cùng khắp trong những truyện ngắn về tiền đồn, về mặt trận, của Trần Hoài Thư, mà Bệnh Xá Cuối Năm là một.

Hiền quá. Dân tộc hiền, mãi mãi hiền. HIền bởi vì học từ CHúa và từ Phật. Hiền vì kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai. Hiền vì đêm đêm lời kinh bay bổng thấm nhập vào lòng con, và mẹ bắt con phải ăn chay rằm mồng một. Vì  ngươi tát má phải của ta , ta để cho ngươi tát vào má trái… Hiền mới tha thứ, mới mở rộng lòng cho kẻ thù, mới  nghĩ một trăm chiến thắng cũng không thể bằng một giọt nước mắt của kẻ thù … Và vì hiền Văn mới có một chủ đề Văn chương trong thời bình (phát hành vào tháng 3-1973). (Nguyễn Xuân Hoàng  làm thu ký tòa sọan – Blogger chú thích) sau khi hiệp định ngưng bắn được ký ở Ba Lê.

 Dây là  hai câu hỏi do tòa sọan đặt ra:

 1. Hòa bình đã tới, ông lượng đoán văn chương miền Nam sẽ có những thay đổi như thế nào so với nền van chương hiện nay ?

 2. Ông có dự định cho một sáng tác mới nào, trong đó sẽ đưa vào tác phẩm của mình bầu không khí mới mẻ khi hay tin ngưng bắn ? Văn hân hạnh được đăng tải sáng tác đó của ông trong một giai phẩm đặc biệt mà chúng tôi đang sửa soạn thực hiện.

 Những vị được phỏng vấn là Thanh Tâm Tuyền, Trùng Dương, Viên Linh, Hoàng Ngọc Tuấn, Bình Nguyên Lộc, Du tử Lê.

 Vậy đó. Ngay cả một tạp chí xem như là bộ não của sinh họat văn học nghệ thuật qui tụ những người làm văn học, và ngay cả những người có kinh nghiệm với CS  vẫn sốt sắng trả lời. Chỉ có Du Tử Lê. ông hỏi lại:

 Nhưng mà kia, chúng ta đã có hòa bình chưa nhỉ ? Cai này lạ lắm đấy..

 *

 Hiền có nghĩa là từ tâm. Mà từ tâm thì đôi khi dẫn đến những ngây thơ khờ khạo. Tôi đã muốn khóc khi chứng kiến cảnh người thương binh cụt chân miền Nam chơi cờ tướng với người tù thương binh miền Bắc trong bệnh xá quân y viện Ban Mê Thuột. Tôi đã viết về một giấc mơ. Bởi vì tôi tin Nam và Bắc sẽ không thù hận, khi họ nhân chân thế nào là sự thật: về con mồi, hay về  lòai ngựa bị bịt mắt hay bị quất roi tơi tả vào mông của những tên xà ich nham hiểm. Tôi mơ cũng như Du Tử Lê đã mơ trong bài trả lời phỏng vấn: Tôi mơ một chuyến xe lửa chạy suốt từ Saigon ra Hà nội. Vâng  sau 1975, có chứ. Có những chuyến xe lửa chạy suốt như thế, nhưng chứa những toa người miền Nam thất trận, như những toa chở súc vật.

 Nhưng mà, nên trách ai đây đã dạy chúng tôi đừng mang thù hận vào trong tim. có nên trách Chúa hay Phật, hay người mẹ ta, hay thầy dạy của ta, hay những câu ca dao, những chuyện cổ tích . Có nên gạt phăng đi về sự thật khi thầy bắt trò phải bình luận câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…?

 Chính vì cái câu mà tổ tiên ông bà để lại để răn bảo con cháu ấy, mà cả khung 5 trại tù Chi Lăng chúng tôi đã bị hành hạ đêm ngày. Ai đã lấy than viết trên vách tường.? Các anh thành thật khai báo. Bộ chúng tôi không biết lòng dạ của các anh. Bộ các anh nói rằng chính sách của đảng là sai lầm. Tội ác các anh lẽ ra phải xử bắn, nhưng đảng và cách mạng khoan hồng….

 Đấy. Hai cái lổ đất như hai lỗ đáo mà tôi nhìn mỗi ngày xuống nền nhà của trại tập trung, chắc càng ngày càng sâu thêm, vì những  sỉ vả từ g tay quản giáo và cũng vì những rủa xả do chính mình: Ngu, ngu, thằng ngu… Tãi sao mày lại không giết bắn, không thương tiếc những thằng tù binh mày bắt. Tại sao mày lại mời chúng điếu thuốc, cốc cà phê, hay gọi trực thăng khẩn cấp mang nó về bệnh xá…

 Nhưng mà, nếu cho tôi được cầm súng trở lại. Tôi vẫn không thể làm khác gì hơn.

 ← Bài 3 (Viết thêm): tản mạn về tính nhân bản trong thi ca miền Nam thời chiến : trái tim

     Tiếng khóc – Tính nhân bản trong văn hương miền Nam thời chiến(bài 5) →

 

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

09-2014

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME