AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Bí mật chiếc chiến đấu cơ Liên Xô bị đánh cắp

Stephen Dowling

image

US AIR FORCE WIKIMEDIA COMMONS

Khi viên phi công Viktor Belenko đào tẩu hồi 40 năm trước, ông đã trốn chạy trên một chiếc phi cơ Xô-viết bí hiểm, MiG-25.

BBC Future tìm hiểu về những tác động to lớn của một trong những sự kiện gợi trí tò mò nhiều nhất trong thời Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 6/9/1976, một chiếc phi cơ hiện ra từ những đám mây trên bầu trời gần thành phố Hakodate trên Hokkaido, hòn đảo chính nằm ở phía bắc của Nhật Bản.

Một chiếc máy bay phản lực động cơ kép, nhưng không phải là loại bay chặng ngắn mà Hakodate từng nhìn thấy. Đó là một chiếc to lớn, sơn cờ đỏ Liên Xô. Chưa ai ở phương Tây từng nhìn thấy thứ gì như thế.

Cú hạ cánh bất ngờ

Chiếc phi cơ đáp xuống đường băng bê-tông có rải nhựa đường của Hakodate.

Hoá ra đường băng không đủ dài. Chiếc phi cơ trượt thêm hàng trăm bộ nữa trên nền đất trước khi dừng lại ở phía xa cuối sân bay.

Viên phi công trèo ra khỏi buồng lái và nổ hai phát súng cảnh báo - những người đang lái xe trên con đường cạnh sân bay đã chụp ảnh khung cảnh lạ lùng đó.

Vài phút sau, các viên chức sân bay từ nhà ga phóng xe tới nơi. Trung uý phi công Viktor Ivanovich Belenko, 29 tuổi, thuộc Không lực Liên Xô. Ông tuyên bố mình muốn đào tẩu.

Đó không phải là một cuộc trốn chạy bình thường. Belenko đã không tới một toà đại sứ nào đó, hoặc bỏ trốn khi đang ở một cảng nước ngoài nào đó.

Chiếc máy bay mà ông lái vừa bay một chặng 400 dặm, nay đáp xuống tít cuối đường băng ở một tỉnh của Nhật Bản, chính là chiếc Mikoyan-Gurevich, MiG-25.

Đó là chiếc phi cơ bí mật nhất mà Liên Xô từng chế tạo ra. Cho tới khi có vụ hạ cánh của Belenko.

image

SCIENCE PHOTO LIBRARY

Máy bay ném bom XB-có thể bay với tốc độ nhanh gấp ba lần vận tốc âm thanh

Những 'quái vật' bí ẩn đáng sợ

Phương Tây lần đầu tiên nhận ra vật thể về sau được biết đến với tên gọi MiG-25 là vào khoảng năm 1970.

Các vệ tinh do thám chuyên theo dõi các sân bay của Liên Xô phát hiện thấy có một loại phi cơ đang được bí mật thử nghiệm.

Trông chúng giống như các chiến đấu cơ khổng lồ; các lực lượng quân sự phương Tây quan ngại về một tính năng cụ thể, bởi những phi cơ này có cánh rất lớn.

Một chiến đấu cơ có sải cánh lớn sẽ rất lợi thế - nó giúp tạo độ nâng và cũng giảm bớt việc phân bố trọng lực theo dọc cánh, khiến cho cả chiếc phi cơ trở nên nhanh nhẹn và dễ thao tác chao lượn, chuyển hướng bay hơn.

Chiếc phi cơ phản lực của Liên Xô có vẻ như đã kết hợp được tính năng này với bộ động cơ kép khổng lồ.

Nó có thể bay nhanh tới mức nào? Liệu có chiếc phi cơ nào trong Không lực Hoa Kỳ hay của bất kỳ lực lượng không quân nào khác đuổi kịp nó không?

Thực ra người ta đã từng thoáng trông thấy một chiếc như thế ở Trung Đông.

Hồi tháng Ba 1971, Israel phát hiện ra một phi cơ mới, lạ, có khả năng tăng tốc tới Mach 3.2, tức là nhanh hơn gấp ba lần so với tốc độ âm thanh, và bay lên tới độ cao 63 ngàn bộ (gần 20km).

Israel và các cố vấn tình báo Mỹ chưa từng thấy thứ đó bao giờ.

Sau khi nhìn thấy nó lần thứ hai vài ngày sau đó, các chiến đấu cơ của Israel đã bay lên chặn đường, nhưng không thể tới gần.

image

US NAVY

Mỹ ngỡ rằng họ đang phải đối đầu với một thứ chiến đấu cơ Liên Xô bay nhanh khủng khiếp

Vào tháng Mười Một, Israel phục kích được một trong những kẻ xâm nhập bí hiểm, bắn đầu đạn tên lửa ra từ độ cao 30 ngàn bộ bên dưới đối thủ. Quả là một nỗ lực vô ích!

Mục tiêu không rõ là gì mà họ nhắm bắn bay ở vận tốc nhanh gần gấp ba lần tốc độ âm thanh, quá nhanh khiến cho nó biến mất khỏi vùng nguy hiểm khi tên lửa nổ.

Ngũ Giác Đài kết nối câu chuyện lại với nhau, và thế là nổ ra cuộc khủng hoảng Chiến tranh Lạnh.

Họ tin rằng chiếc phi cơ này chính là chiếc mà họ đã thoáng trông thấy từ các hình chụp bằng vệ tinh.

Đột nhiên, họ bị đặt vào tình thế là một chiến đấu cơ Liên Xô có thể qua mặt được bất kỳ phi cơ nào của Không lực Hoa Kỳ.

Quả là cách diễn giải sai lầm điển hình của quân đội, theo nhận định của Stephen Trimble, chủ biên người Mỹ của trang Flightglobal chuyên về hàng không thế giới.

"Họ dường như đã đánh giá quá cao khả năng của chiếc phi cơ đó bằng việc chỉ dựa vào hình thức bên ngoài," ông nói, "từ kích cỡ bộ cánh cho tới kích thước khổng lồ của máy bay."

"Họ biết là nó bay rất nhanh, và cũng rất dễ điều khiển, thay đổi hướng bay. Họ đúng về ý thứ nhất, nhưng không chính xác về ý thứ hai."

Phi cơ siêu tốc

Thứ mà các vệ tinh của Hoa Kỳ phát hiện thấy và các radar của Israel quét được chính là các phiên bản của chiếc MiG-25.

Nó được thiết kế để đáp trả một loạt các phi cơ mà Hoa Kỳ đưa ra sử dụng trong thập niên 1960, từ chiến đấu cơ F-108 cho tới máy bay do thám SR-71 và máy bay ném bom khổng lồ B-70.

Tất cả các phi cơ này đều có một điểm chung - chúng đều bay được với vận tốc nhanh gấp ba lần tốc độ âm thanh.

Trong thập niên 1950, Liên Xô đã có những bước tiến to lớn trong ngành hàng không.

Họ có các máy bay ném bom có khả năng bay nhanh, bay cao như B-52 của Mỹ.

Các chiến đấu cơ của họ - trong đó nhiều chiếc được chế tạo bởi nhóm thiết kế MiG - đã cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ của Mỹ, tuy hệ thống radar và các thiết bị điện tử của Liên Xô thì không tinh vi bằng.

image

US NAVY

MiG-25 to gần bằng chiếc máy bay ném bom Lancaster được dùng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai

Nhưng bước nhảy lớn về công nghệ để đưa một phi cơ từ mức đạt vận tốc Mach 2 lên Mach 3 là một thách thức to lớn. Và đây là điều mà các nhà thiết kế Liên Xô cần phải làm càng nhanh càng tốt.

Dẫn đầu bởi kỹ sư tài ba Rostislav Belyakov, nhóm các nhà thiết kế đề ra khối lượng công việc cần làm.

Để bay nhanh tới vậy, chiếc phi cơ mới cần phải được trang bị những động cơ có khả năng đẩy cực mạnh.

Tumansky, kỹ sư trưởng phụ trách việc thiết kế động cơ của Liên Xô, đã tạo ra được một loại động cơ mà họ tin là có thể làm được điều đó, động cơ phản lực R-15 turbojet, vốn được dùng cho một dự án tên lửa tuần du trên cao.

Chiếc MiG mới sẽ cần có hai động cơ như vậy, mỗi chiếc có khả năng tạo ra 11 tấn lực đẩy.

Bay với vận tốc cực nhanh tạo ra những lượng nhiệt ma sát khổng lồ giữa thân máy bay và các phân tử khí.

Khi Lockheed thiết kế chiếc Blackbird SR-71, họ đã dùng chất liệu titanium, là chất chịu được nhiệt độ cực cao. Nhưng titanium thì đắt và khó xử lý.

MiG được chế tạo từ thép. Rất nhiều thép. Chiếc MiG-25 gồm những bộ phận bằng thép được hàn vào với nhau một cách thủ công.

Chỉ khi đứng cạnh một chiếc MiG-25 - có một số chiếc sau khi 'nghỉ hưu' được trưng bày trên bãi cỏ của một số bảo tàng quân sự của Nga - thì bạn mới thấy thán phục công việc đó tới mức nào.

Kích thước khổng lồ

MiG-25 rất to. Dài 19,5 mét, nó chỉ ngắn hơn chiếc phi cơ ném bom thời Đại chiến Thế giới thứ hai Lancaster có vài bộ.

Nó cần có khung lớn để đặt được động cơ, và cần chứa được lượng lớn nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các động cơ.

"MiG-25 có thể chở được khoảng 13.600kg nhiên liệu," Trimble nói.

Khung thép nặng nề khiến MiG-25 cần có những sải cánh lớn, không phải để nghênh chiến với các chiến đấu cơ của Mỹ, mà đơn giản chỉ là để giữ đủ không khí cần thiết cho chiếc phi cơ cất cánh và di chuyển.

Các phi cơ MiG được thiết kế nhằm cất cánh và tăng tốc đạt mức tới Mach 2.5.

Chúng được những hệ thống radar lớn đặt dưới đất hướng dẫn đường đi để tiếp cận mục tiêu.

Khi cách mục tiêu trong phạm vi 80 km, hệ thống radar trên phi cơ sẽ tiếp quản việc quét sóng tìm kiếm đối tượng, và máy bay sẽ bắn ra những tên lửa được đặt bên trong, có những quả dài tới 6m.

Để đối phó với Blackbird của Hoa Kỳ, MiG cũng có một phiên bản do thám, là loại không trang bị vũ khí nhưng mang theo các camera và các thiết bị cảm ứng.

Khi không mang theo tên lửa và hệ thống radar phát hiện mục tiêu, phiên bản này nhẹ hơn và có thể bay đạt vận tốc Mach 3.2. Đây chính là phiên bản mà Israel đã phát hiện ra hồi 1971.

Nhưng trong đầu thập niên 1970, những người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ không hề biết gì về năng lực thực sự của MiG, loại phi cơ mà họ đặt tên là "Foxbat".

Họ chỉ biết về nó nhờ vào những bức ảnh chụp nhoè nhoẹt từ không trung và từ những tiếng kêu phát ra trên màn hình radar phía trên Địa Trung Hải.

Trừ phi họ bằng cách nào đó sờ tay được vào một chiếc, nếu không MiG sẽ vẫn là một mối đe doạ bí hiểm.

Mời quý vị đón xem phần tiếp theo của loạt bài gồm hai phần, Cuộc đào tẩu của Trung úy không quân Liên Xô.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME