AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Khách viếng thăm

Translate

Powered by Translate

cam-on-anh_TPB (2).jpg

Libya - bi kịch hậu Gaddafi / Âu Châu bị quả báo?

Pháp dã được hứa hẹn 30% lượng dầu xuất mỏ của Lybia. Khoảng 100 tỉ USD trên các ngân hàng thế giới bây giờ trong tay ai ? Các ngân hàng hay các cá nhân ? Nhiều đầu tư ở các nước bây giờ thuộc về ai ? Chắc có nhiều người dang sung sướng thừa hưởng, chuyển nhượng không có gì là khó. Từ một nước giầu nhất Phi Châu, Lybia ngày nay là một nước nghèo, không chính thức có chính phủ, 6 bộ tộc chiếm đóng các phần, ngay thủ đô Tripoli cũng do nhiều phe phái chiếm đóng các khu. Người dân đã mất đi rất nhiều thứ.

 pic

Libya - bi kịch hậu Gaddafi

Sau một chiến dịch truyền thông để vẽ nên khuôn mặt "độc tài, bạo chúa" của Gaddafi đồng thời hà hơi, tiếp sức cho lực lượng nổi dậy, EU mà tiên phong là Pháp, Anh và nước Mỹ đã bất chấp sự đồng thuận của Liên Hợp Quốc lập vùng cấm bay, dội bom xuống Libia.

Cũng như ở Iraq, phương Tây đã rất thành công trong lật đổ một nhà nước hợp pháp, treo cổ, bắn chết Tổng thống, xóa bỏ tận gốc những gì có được của quốc gia đó để xây dựng một chế độ mới dưới ngọn cờ "dân chủ".

Ở Lybia, phương Tây đã hoàn tất công việc xóa bỏ một một xã hội với một danh sách các hành động "tàn bạo" mà người dân Libya đã "chịu đựng" trong bốn thập kỷ cai trị của Gaddfi !!!

1. Xài điện gia dụng được miễn phí.

2. Nước dùng cho sinh hoạt miễn phí.

3. Giá 1 lít xăng chỉ tương đương 0,08 euro.

4. Tại Pháp, 1 ổ bánh mì giá 0,80 euro còn tại Libya chỉ có 0,11 euro.

5. Công dân không phải đóng thuế nên cũng không có thuế giá trị gia tăng (VAT).

6. Các ngân hàng cho vay không lấy lãi.

7. Nợ công chỉ chiếm 3,3% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ở Pháp là 84,5%; ở Hoa Kỳ là 88,9% còn ở Nhật là 225,8%.

8. Mua xe hơi sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% giá.

9. Mọi sinh viên đi du học nước ngoài được nhà nước cấp học bổng hàng tháng là 627,11 euro.

10. Mỗi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm được hưởng lương tháng trung bình của ngành, nghề mình đã học.

11. Mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước cấp nhà không mất tiền.

12. Mỗi gia đình có thể trình sổ gia đình để nhận 300 euro mỗi tháng nếu có đông người.

13. Có những cơ sở gọi là jamaiya, tại đó người ta bán thực phẩm theo sổ gia đình bằng ½ giá bình thường cho những gia đình đông người.

14. Bất cứ nhân viên công vụ nào phải đi công tác xuyên Libya đều được nhà nước cấp xe và chỗ ở.

15. Trong công vụ, nếu nhân viên nghỉ một, hai ngày thì không bị trừ lương mà cũng không cần giấy chứng bệnh.

16. Mọi công dân nam, nữ không có nhà ở đều có thể ghi tên tại một cơ quan nhà nước để được cấp mà không phải trả tiền trước. Quyền được có nhà ở là quyền cơ bản tại Libya. Căn nhà (chỗ ở) phải thuộc quyền sở hữu của người đang ở.

17. Mọi công dân cần sửa chữa nhà cửa có thể đăng ký tại một cơ quan nhà nước và những công việc đó sẽ được các xí nghiệp công trình công cộng do nhà nước chỉ định thực hiện miễn phí.

18. Quyền bình đẳng nam nữ được đề cao và phụ nữ có thể đảm đang những chức vụ quan trọng.

19. Mỗi công dân nam nữ đều có thể tích cực tham gia hoạt động chính trị và quản lý công việc chung ở các cấp địa phương, vùng và quốc gia, trong khuôn khổ một hệ thống dân chủ trực tiếp (từ các Đại hội nhân dân cơ sở thường trực đến Đại hội nhân dân toàn quốc mỗi năm họp một lần): với 3,5 triệu công dân thành niên, có 600.000 người tích cực tham gia hoạt động chính trị.

20. Libya là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cao nhất Châu Phi và đứng hàng thứ hai về sản xuất dầu thô ở lục địa này. Tiền bán dầu sẽ trả một phần trực tiếp vào tài khoản từng công dân Libya.

21. Một người mẹ sau khi sinh được nhận ngay 5000 USD hỗ trợ.

22. Chăm sóc y tế được miễn phí. Các bệnh viện được trang bị siêu tốt, đến nỗi nhiều cơ sở y tế của Phương Tây cũng phải ganh tị. Những ai bị bệnh không chữa trong nước được có thể ra nước ngoài chữa, nhà nước trả 2300 USD cho mỗi tháng chữa bệnh cho tiền nhà, tiền đi lại.

23. Giáo dục miễn phí. Trước khi Gadafi lên nắm quyền chỉ có 25% dân biết đọc và biết viết, sau khi ông lên nắm quyền là 83%. 25% người dân Lybia tốt nghiệp đại học.

24. Các thực phẩm cơ bản đều được bán với giá trợ cấp (như 1 kg bột nhào mua từ nhà sản xuất của Tunisia với giá 1 euro thì nhà nước bán lại cho người dân Libya với giá 0,50 euro).

25. Libya nhiệt tình tham gia đóng góp cho sự phát triển của Châu Phi, cho nền độc lập của lục địa này đối với Phương Tây và đối với hệ thống tiền tệ chuyên chế của nó. Đã có 60 tỉ USD của Nhà nước Libya được đầu tư vào 25 quốc gia Châu Phi và đem lại việc làm cho hàng triệu người Châu Phi.

26. Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) của Libya đứng hàng thứ 7 thế giới.

27. Kế hoạch làm đường dẫn nước ngọt cho người dân Lybia và phát triển nông nghiệp có quy mô lớn nhất thế giới đang được thi công.

 

Rất may là NATO và phiến quân đã giải phóng người dân Libya khỏi những điều bất hạnh ấy !!!

Từ ngày được giải phóng, trong những năm qua, Libya đang là một trong những điểm nóng nhất trên bản đồ thế giới. Đất nước này đã trải qua 6 lần thay thế chính phủ kể từ khi Đại tá Muammar Gaddafi bị lật đổ, nhưng vẫn không có hiến pháp. Hàng ngàn người Libya buộc phải trốn ra nước ngoài. Các xung đột tôn giáo, dân tộc, ủng hộ và phản đối chế độ Gaddafi vẫn tiếp diễn.

Libya sau cái chết của Gaddafi đã trở thành "Somalia ở Địa Trung Hải" đúng như lời nhà lãnh đạo này từng dự đoán lúc còn sống. Libya đang chìm dần vào hỗn loạn khi hệ thống cân bằng mà Gaddafi tạo ra trong 42 năm cầm quyền bị phá vỡ. Sự rối loạn ở Libya hiện nay đã khiến nhiều người phương Tây phải thừa nhận rằng Gaddafi từng là một nhà lãnh đạo khéo léo và đặt ra câu hỏi, liệu sự lật đổ chính quyền này nhanh chóng có thực sự mang lại sự "giải phóng" cho người dân Libya?

Bây giờ, phương Tây cũng không muốn giúp hòa giải các bên tham chiến. Trong tháng 7/2014, Thủ tướng Abdullah Abdulrahman Al-Thani yêu cầu sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế và NATO, yêu cầu khởi động các cuộc không kích chống lại quân nổi dậy. Nhưng thay vì đáp ứng, các nước phương Tây đã lệnh cho các nhà ngoại giao của mình ở Libya vội vã đóng gói hành lý. Chính phủ Pháp kêu gọi công dân của mình rời khỏi Libya càng sớm càng tốt. Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Canada, cũng như Nga và Trung Quốc đóng cửa Đại sứ quán ở Tripoli.

Việc chuyển đổi từ chế độ độc tài đến dân chủ đã không thành công. Trong phe chiến đấu chống lại Gaddafi giờ cũng không thể tìm thấy một ngôn ngữ chung. Trong ba năm qua, trong Quốc hội chung (INC) là một cuộc đấu tranh giữa đảng "Anh em Hồi giáo", đảng Công lý và xây dựng, Liên minh thế tục của Lực lượng Quốc gia (ANS).

Hiện Libya được chia thành nhiều khu vực ảnh hưởng, mỗi một khu vực trong số đó được điều khiển bởi các đơn vị vũ trang không tuân theo chính quyền trung ương. Các nhóm vũ trang này sống bằng nguồn thu từ buôn lậu vũ khí, ma túy và rượu.

Một Libya tan rã là một mối đe dọa địa chính trị cho cả châu Âu, Trung Đông và cả châu Phi. Mối quan tâm nghiêm trọng của các nước láng giềng là thực tế rằng, Libya đang biến thành một trung tâm Hồi giáo của khu vực, nơi những kẻ cực đoan tìm đến trú ẩn chờ thời cơ tấn công các nước khác.

Sự thật là ISIS đã hình thành và không ngừng lớn mạnh ở Lybia, Ai Cập và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất tiến hành một loạt các cuộc không kích chống lại các nhóm Hồi giáo vũ trang ở Tripoli.Tuy nhiên, các nước phương Tây đã cảnh báo Cairo và Abu Dhabi không được can thiệp vào tình hình ở Libya vì cho rằng điều này "chỉ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ ở quốc gia này".

Còn ngày nay, thách thức lớn đối với EU là Libya cũng trở thành một quốc gia quá cảnh cho người di cư bất hợp pháp từ châu Phi và Trung Đông đến châu Âu. Dòng người nhập cư đạt đến một mức khổng lồ. Hàng ngàn người đã chết trên đường vượt biển vào EU. Cái mà EU gọi là "thảm họa nhân đạo" đến từ Lybia chưa giải quyết xong thì làn sóng di cư từ Trung Đông lại ào lên.

Sự "bung xung" của EU dưới chiếc gậy điều khiển của Mỹ trang chịu "quả báo".

Tìm ra được cách thức giúp Libya thoát khỏi tình trạng này không phải dễ dàng. Xây dựng một nhà nước dân chủ ở Libya cũng rất khó. Chế độ độc tài cũng vậy vì không có nhà lãnh đạo có uy tín trên phạm vi cả nước, khó có khả năng tập hợp người dân địa phương. Có thể là một nhà nước có chủ quyền đã tồn tại hơn 60 năm qua, sẽ sớm biến mất.

Các phương tiện truyền thông phương Tây đã thành công trong việc tao nên hình ảnh một nhà độc tài, bạo chúa Gaddafi. Tuy nhiên, họ không thể phủ nhận rằng Gaddafi, không giống như hầu hết các nhà "độc tài" khác, đã làm được nhiều điều cho người dân trong khi những người khác chỉ giỏi "đục nước béo cò".

Xét về một góc độ nào đó, Libya đã "may mắn" ở một mức độ nhất định vì đã nằm dưới sự cai trị của một nhà độc tài như Gaddafi. Liệu rằng nền dân chủ, tự do kiểu phương Tây có chắc chắn đem lại một tương lai tốt đep như như những gì được hứa hẹn?

Thực tế đang chứng minh rằng sự yên ổn và no đủ mà nhân dân Libya đã có được dưới thời kỳ Gaddafi càng ngày càng trở thành một mong ước xa vời.

up

AcDieu
Google Search:       
RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME