AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

 

Một mũi tên trúng hai đích.

Cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vừa diễn ra tại Vienna, Áo đã bộc lộ điều mà cả thế giới dự đoán trong nhiều tháng qua. Saudi Arabia đang chơi "trò chơi chính trị" bằng dầu mỏ, ép buộc OPEC tiếp tục duy trì sản lượng khai thác ở mức 30 triệu thùng/ngày nhằm kéo giá dầu đi xuống. Câu hỏi đặt ra là tại sao Saudi Arabia lại bất chấp thiện chí của một số quốc gia thành viên OPEC khác, thúc giục tổ chức này duy trì sản lượng ở mức cao trong khi giá dầu vẫn đang tụt dốc?

 mot-mui_ten_trung_2_dich.jpg

Kể từ đầu năm 2014, giá dầu thế giới đã giảm tới 35% xuống còn 70 USD/thùng- mức thấp nhất kể từ tháng 5-2010

Theo Michael Stephens, chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông thuộc Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI), với việc tác động để kéo giá dầu thế giới đi xuống, Saudi Arabia đang sử dụng chiến thuật "một mũi tên trúng hai đích": Kìm chế sự lớn mạnh của Iran - đối thủ tiềm tàng của Riyadh và gây bất ổn cho nền kinh tế Nga, đồng minh thân cận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nhiều chuyên gia cho rằng trong tất cả các vấn đề lớn của khu vực, mỗi lợi thế mà Tehran giành được đều được xem là một thất bại của Riyadh. Theo quan điểm của Riyadh, Mỹ đã chấp nhận nhượng bộ, đưa ra những đề nghị về kinh tế cho Tổng thống Iran Hassan Rowhani có quan điểm ôn hòa nhằm xoa dịu những nhân vật theo đường lối bảo thủ ở Tehran. Tuy nhiên, đối với Saudi Arabia, ông Rowhani chỉ là "hiện thân" của một chế độ đang tìm cách thống trị Trung Đông. Tham vọng bá chủ khu vực của Iran thậm chí còn khiến Saudi Arabia lo ngại hơn nhiều so với chương trình hạt nhân của nước này. Do đó, Saudi Arabia buộc phải đưa ra quyết định phản công lại Tehran. Để tránh bị lôi kéo vào cuộc đối đầu quân sự với Iran nên Riyadh lựa chọn cách đánh vào "hầu bao" của Tehran. Nền kinh tế Iran hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ - sản phẩm chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2013. Việc Iran đề nghị OPEC cắt giảm sản lượng khai thác trước thềm cuộc họp hồi tháng trước càng khiến cho Saudi Arabia quyết tâm thực hiện ý đồ của mình.

Ngoài ra, việc Saudi Arabia ép OPEC tiếp tục duy trì sản lượng dầu khai thác 30 triệu thùng/ngày như hiện nay cũng nhằm mục tiêu vào Nga - một đồng minh thân cận của Tổng thống Assad. Giá dầu giảm sâu khiến cho Moscow thiệt hại hàng chục tỷ USD, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga vốn đang gặp khó khăn do những biện pháp trừng phạt của phương Tây.        

Trong khi giá dầu trượt dốc thì đồng ruble của Nga cũng bị mất giá tới 35% kể từ hồi tháng 6-2014. "Một mũi tên trúng hai đích" có vẻ như là một chính sách khôn ngoan của Riyadh ở thời điểm hiện nay, nhất là khi chiến thuật này ít có khả năng gây ra sự leo thang quân sự trong khu vực mà Saudi Arabia luôn muốn né tránh.

 

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

11-2014

10-2014

09-2014

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME