AcDieu225
co vang Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Cung chuc tan xuan

Dò Cháo Quẩy

Cách làm quẩy nóng giòn ngon


Dò Cháo Quẩy
By: Nguyễn Xuân Bình 
Với cách làm quẩy này bạn mất thời gian hơn đi mua nhưng lại đảm bảo vệ sinh và giúp bạn an tâm hơn khi ăn ngoài hàng!

Chuẩn bị nguyên liệu sau:
- 200g bột mỳ
- 108g nước lạnh
- 3 muỗng canh dầu lạc (khoảng 45ml)
- Một chút muối
- 2,5 muỗng cà phê bột nở (baking powder), tương ứng với khoảng 12.5g, đây là thành phần quan trọng nhất để làm món quẩy giòn.
Mách bạn cách làm quẩy nóng giòn cực đỉnh!

Hướng dẫn cách làm chi tiết:

Dò Cháo Quẩy
Rây 200g bột ra thố trộn lớn.
Dò Cháo Quẩy
Thêm 12,5g bột nở, 45ml dầu đậu phộng và một chút muối.
Dò Cháo Quẩy
Từ từ đổ 110ml nước lạnh, vừa đổ vừa trộn đều.
Dò Cháo Quẩy
Nhào bột  bằng tay để bột đạt độ mịn đồng nhất, quá trình này mất khoảng 3 phút. Đặt bột trở lại bát, dùng bao nylon bọc kín, để ở nhiệt độ tự nhiên từ 28 – 32 độ C trong khoảng 1 giờ. Ở khâu này, độ nở, độ mềm của bột hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng men nở, cũng như tùy nhiệt độ tự nhiên, nếu trời nóng gắt, thời gian bột nở sẽ sớm hơn khi tiết trời dịu mát.
Dò Cháo Quẩy
Lấy bột ra khỏi bát, đặt lên mặt phẳng có lót sẵn giấy nướng cho khỏi dính. Dùng nắm đấm tay ấn bẹp bột, sau đó nhấc bột lên, gấp bột lại, tiếp tục ấn bẹp. Lặp lại thao tác này liên tục trong 5 phút.
Dò Cháo Quẩy
Đặt bột vào một túi nylon, đẩy hết không khí bên trong ra, sau đó xoắn chặt miệng túi lại. Đặt bột vào ngăn đá tủ lạnh (khoảng 4 độ C) qua đêm.
Dò Cháo Quẩy
Lấy bột ra khỏi tủ lạnh, để bột ở nhiệt độ phòng trong 45 phút cho bột mềm trở lại. Quết một lớp dầu lạc lên mặt thớt khô sạch. Vừa lăn, vừa kéo dài khối bột thành một dải dài khoảng 30cm.
Dò Cháo Quẩy
Sau đó cán mỏng bột thành hình chữ nhật có chiều ngang 8 -10cm (độ dài vẫn là 30cm), độ dày khoảng 0.5cm.
Dò Cháo Quẩy
Bây giờ bạn phải chuẩn bị chảo rán. Để rán quẩy, bạn có thể dùng chảo nhỏ (nhưng không quá nhỏ so với chiều dài của quẩy để không làm quẩy bị biến dạng) và sâu lòng. Nếu không bạn dùng một chiếc nồi nhỏ cũng được. Ở đây, chiếc nồi sử dụng có đường kính 24cm. Lượng dầu trong nồi đạt độ sâu từ 3 – 4cm là thích hợp. Sau khi đổ dầu vào thì bắt đầu đun nóng. Có một kinh nghiệm mách nhỏ bạn là phải để lửa ở độ cho dầu sôi nhưng không bốc khói.
Cắt miếng bột thành 2 đoạn cỡ 1.5 – 2cm theo chiều rộng, xếp chồng hai miếng lên nhau, dùng que xiên hoặc sống dao ấn nhẹ theo chiều dọc cho đoạn bột trên lún xuống và dính vào đoạn dưới.
Dò Cháo Quẩy
Dùng hai tay cầm hai đầu quẩy, từ từ kéo dài cho đến khi gần đạt với đường kính của chảo/ nồi, kết thúc bằng thao tác xoắn nhẹ hai đầu.
Dò Cháo Quẩy
Nhẹ nhàng thả quẩy vào chảo dầu, ban đầu bánh sẽ chìm xuống đáy nhưng bột nhanh chóng nở phồng và quẩy nổi lên trên mặt dầu, lượng dầu nhiều nên bạn dễ dàng dùng đũa lật bánh khi thấy quẩy ngả vàng. Thời gian này bạn cần phải liên tục lật quẩy bằng đũa để quẩy được vàng đều các mặt.
Dò Cháo Quẩy
Canh cho đến khi bột nở hết cỡ, quẩy vàng ươm thì bạn có thể gắp ra, để vào đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu hoặc vỉ thưa.
Mách nhỏ: Chiên bánh bằng mỡ nước là một chi tiết quan trọng làm cho vị bánh khác hẳn nếu dùng dầu thực vật thay cho mỡ nước. Mỡ nước có độ nóng rất cao, bánh chiên dễ giòn xốp và thơm vị béo mạnh hơn là dùng dầu thực vật. Tùy sở thích mà chị em nội trợ dùng dầu thực vật thay cho mỡ nước nhé!
Thành phẩm:
Chiếc quẩy nóng hổi đạt chuẩn khi vỏ ngoài vàng giòn, bên trong mềm sắc tráng, hơi dai dai và có kích thước lớn hơn gấp nhiều lần trước khi chiên. Hai lớp bánh dính hẳn vào nhau nhưng cũng dễ dứt ra. Nếu trong quá trình chế biến, bạn gặp một vài vấn đề nhỏ, chẳng hạn như ở khâu cán bột, khi kéo dài ra mà thấy bột không giãn mà lại đứt là bột nhồi bị khô, thiếu nước. Lúc này bạn phải thêm nước và nhồi bột kỹ chút nữa nhé! Còn nếu thấy bánh không nở xốp ở dạng gần như có rất nhiều bọng khí bên trong thì nghĩa là bột ủ chưa tới, lần tới rút kinh nghiệm chờ thêm chút nữa nhé!
Dò Cháo Quẩy
Với cách tự làm quẩy này bạn mất thời gian hơn đi mua nhưng lại đảm bảo vệ sinh và giúp bạn an tâm hơn khi ăn ngoài hàng, không ngại dầu cũ hay sử dụng chất hóa học… Với món quẩy nóng giòn, bữa sáng của gia đình bạn sẽ thêm phần hấp dẫn khi dùng kèm với các món cháo. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể bọc kín quẩy sau khi chiên giòn và lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ít nhất thì bạn cũng có thể sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày đấy!
Dò Cháo Quẩy
Cái giòn của quẩy chìm trong từng miếng cháo hay phở nóng hổi, thơm phức khiến người ăn cảm thấy rất thích miệng. Dạ dày ngày mới của bạn đảm bảo sẽ được lấp đầy, chắc nịch cho mà xem.

Chúc cả nhà thành công và ngon miệng với cách làm quẩy này nhé!

 

ad

Tin Buồn