AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Căng thẳng vụ HD 981 có thể làm kinh tế VN 'đổ vỡ'

 

HÀ NỘI (NV) - Các chuyên gia đang hết sức lo ngại về “khả năng chịu đựng” của Việt Nam trước hàng loạt biến động sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thăm dò dầu khí ở biển Ðông.

 

Kinh tế Việt Nam vốn đã suy thoái nghiêm trọng trong một thời gian dài nay càng dễ đổ vỡ do xung đột Việt-Trung.

 

Báo cáo thường niên về Kinh tế Việt Nam 2014 do Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VERP) thực hiện, cho thấy, mức tăng trưởng kinh tế của năm 2014 chỉ đạt 4,15%, 4,88%. Lạm phát của năm 2014 có thể là 4,76%, còn nếu may mắn cũng chỉ đạt. 5,51%.

 

Trong khi chính quyền Việt Nam từng dự kiến, mức tăng trưởng kinh tế của năm 2014 phải khoảng 5,8% và lạm phát khoảng 7%. Nói cách khác, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, tiếp tục lập kỷ lục “thấp chưa từng thấy” suốt 14 năm qua.

 

Ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, nhận định, dự báo tăng trưởng của VERP gây xúc động vì mức độ tăng trưởng thấp không ngờ.

 

Ông Lê Ðăng Doanh, một chuyên gia kinh tế, từng là cố vấn cho thủ tướng Việt Nam thì bảo rằng, cần phải làm rõ sức đề kháng của kinh tế Việt Nam trong một thế giới biến động như hiện nay.

 

Ông Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia cũng cho rằng, cần đánh giá khả năng chịu đựng của kinh tế Việt Nam tới đâu, trong bối cảnh năng suất lao động chỉ 2%, không đủ bù đắp cho cắt giảm đầu tư và suy thoái kinh tế. Năng lực cạnh tranh yếu, không bù đắp được sụt giảm tạo ra thất nghiệp.

 

Chưa kể mãi lực giảm khiến xã hội thêm bất ổn, niềm tin suy giảm, làm mức độ tăng trưởng tiếp tục thấp hơn.

 

Theo các chuyên gia kinh tế thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang dưới mức tiềm năng. Nền kinh tế phải sớm thay đổi mô hình phát triển, đồng thời, phải tính toán rõ và lường trước sức đề kháng của nền kinh tế đến tới đâu trong bối cảnh các quan hệ kinh tế quốc tế có thể căng thẳng.

 

Vì sao khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục tụt giảm tới mức bất ngờ như vậy? VERP cho rằng, bên cạnh những rủi ro có thể gặp phải do quan hệ kinh tế với bên ngoài căng thẳng thì còn những nguyên nhân nội tại. Ðó là năng lực sản xuất căn bản của nền kinh tế - gốc rễ của sự hồi phục - không vững chắc. Khối doanh nghiệp trong nước yếu ớt, chưa tìm được hướng và thị trường nên các hoạt động kinh tế còn rụt rè.

 

Mặt khác, VERP nhấn mạnh, các khuyến nghị liên quan tới chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, vốn đã được đệ đạt từ cuối 2012 nhưng đến hết năm 2013 vẫn chưa được xem xét thấu đáo. Chỉ duy trì môi trường vĩ mô ổn định, khôi phục niềm tin tiêu dùng sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề nền tảng.

 

Ông Võ Trí Thành, viện phó Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Quốc Gia lo ngại, trước đây, Việt Nam chưa bị tác động bởi các cú sốc ở bên ngoài. Nay, nếu có cú sốc từ bên ngoài thì cú sốc đó sẽ tác động bao nhiêu % đến nền kinh tế Việt Nam? Ðây là điều chưa được tính toán, nghiên cứu sâu.

 

Ðã có một số chuyên gia kinh tế từng khuyến cáo, để giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tăng niềm tin trong người tiêu dùng, giúp kinh tế hồi phục, mức tăng trưởng tối thiểu mà Việt Nam phải đạt là 6%. Song dự đoán gần đây của các tổ chức quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á và mới nhất là VERP đều xác định, Việt Nam không thể chạm được mức tăng trưởng vừa kể. (G.Ð)

 

G.Đ ( Người Việt )‏

 

 

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet

TIME