AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

ImageProxy.gif

Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch - Ngô Thế Vinh ( Ánh Nguyệt Ðọc)

 

 Dong_song_nghen_mach


- Bút ký: MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tác giả: NGÔ THẾ VINH
- NXB Văn Nghệ Mới xuất bản năm 2007
- Người đọc: ÁNH NGUYỆT ( Biên Tập Viên Đài RFI )
- Kỹ thuật hoà âm: TUẤN THẢO & Đoàn Văn Nghệ DÂN TỘC LẠC HỒNG

Dong_song_nghen_mach

Tác giả: BS. Ngô Thế Vinh



VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ.-

- Ngô Thế Vinh tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn 1968.
- Nguyên tổng thư ký rồi chủ bút báo sinh viên Tình Thương truờng Y khoa Sài Gòn từ 1963 tới khi báo đình bản 1967.
- Nguyên y sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Tu nghiệp ngành Y khoa Phục hồi tại Letterman General Hospital San Francisco.
Trở về Việt Nam, làm việc tại trường Quân Y.
- Sau 1975, tù ba năm qua các trại cải tạo Suối Máu, Trảng Lớn, Phước Long, Bù Gia Mập…
Ra trại, về Sài Gòn, một thời gian sau trở lại làm việc tại Trung Tâm Phục Hồi Bà Huyện Thanh Quan và trường Vật Lý Trị Liệu Sài Gòn.
- Đến Mỹ năm 1983, học thêm 5 năm để trở lại ngành y. Thời gian đầu làm volunteer ở các ở bệnh viện, rồi clinical fellow Đại học USC 
trước khi trở lại làm bác sĩ nội trú rồi thường trú các bệnh Đại học SUNY Downstate Brooklyn New York.
- Tốt nghiệp ngành Nội khoa American Board of Internal Medicine và hiện làm việc tại một bệnh viện miền Nam California.

Tác phẩm.-

• Mây bão, Văn nghệ California 1993
• Bóng đêm, Khai trí Saigon 1964
• Gió mùa, Sông Mã Saigon 1965
• Vòng đai xanh, Thái độ Saigon 1971, Văn nghệ California 1987
• Mặt trận ở Sài gòn, Văn nghệ California 1996
• Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng, Văn nghệ 2000, tái bản 2001
• Mekong dòng sông nghẽn mạch, Văn Nghệ Mới 3/2007, tái bản 12/2007
• AudioBook Mekong dòng sông nghẽn mạch, Văn Nghệ Mới 12/2007
• Cửu long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng, Văn Nghệ Mới tái bản 2009

Tác phẩm dịch qua tiếng Anh:

• The Green Belt, Ivy House 2004
• The Battle of Saigon, Xlibris 2005

Dong_song_nghen_mach



GIỚI THIỆU TÁC PHẨM.-

Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch là cuốn sách thứ hai của Ngô Thế Vinh viết về vấn đề dòng sông Cửu Long. Cuốn đầu với tựa đề Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng.
Cuốn đầu, dựa trên một số kiến thức khoa học môi sinh, môi trường, kiến thức sử học, chính trị học, tác giả có tham vọng chuyển hóa những nguyên liệu ròng ấy thành một tiểu thuyết dữ kiện, đan chen với những tình tiết, những sắp xếp lớp lang và phần hư cấu là những nhân vật dẫn vào truyện. Vì thế truyện cũng chỉ là cái cớ để tác giả trình bày những thao thức, những trăn trở và những thông điệp mà ông muốn gửi tới người đọc. Một thông điệp cảnh báo về một nguy cơ cạn dòng của dòng sông Mekong do những đập như Mạn Loan /Manwan, Đại Chiếu Sơn /Daichaosan, Tiểu Loan / Xiaowan, Cảnh Hồng / Jinghong… của người Trung Hoa xây trên thượng nguồn. Đồng thời cảnh báo một nguy cơ về một Biển Đông Dậy Sóng.
Đó là những cảnh báo có căn cơ cội nguồn không thể coi thường được như lời của Tyson Roberts thuộc viện nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian phát biểu:” Xây các đập thủy điện, khai thông thủy lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông. Các bước khai thác của Trung Quốc sẽ làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử và các con sông lớn khác của Trung Quốc “.
Cái tựa đề cuốn sách gói ghém tất cả những thao thức và trăn trở của tác giả với dự báo: Dòng sông Mekong ngót nửa chiều dài nằm bên phía Vân Nam đang bị đe dọa cạn kiệt do những tận dụng khai thác bởi Trung Quốc, đi đến hủy diệt hệ sinh thái nơi các nước ở Hạ nguồn như Thái Lan, Lào Cam Bốt và nhất là Việt Nam.
Đó là mối đe dọa về môi sinh, môi trường của dòng sông bị cạn kiệt.
Cạnh đó, còn có mối đe dọa về những tranh chấp trên Biển Đông với trữ lượng dầu hỏa lớn, có thể đưa đến một cuộc chiến tranh vùng. Theo Ngô Thế Vinh, ngay từ thời báo Nam Phong, Phạm Quỳnh đã viết:”Vấn đề cương giới Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được giải quyết bằng gươm súng“. Sau đó, Hoàng Đạo trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn trên báo Ngày Nay, ngày 24-07-1938 cũng đã viết: “Lấy lý lẽ mới cũ ra mà nói thì Hoàng Sa Trường Sa là của An Nam. Nhưng ở trường Quốc tế, người ta không ai theo luật mới cũ cả. Nó chỉ là của sức mạnh.”
Vì thế cái nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam là điều có thực. Trên tờ báo Đi Tới, ở Montréal đã dành hẳn một số báo chủ đề nói về Biển Đông trong bối cảnh lịch sử bang giao giữa hai nước VN và TQ.
Và phải chăng Việt Nam trong thế kỷ 21 có hai thử thách lớn là khả năng phát triển kinh tế cho kịp các nước trong vùng Đông Nam Á, đồng thời thách thức phải đương đầu với anh hàng xóm khổng lồ và tìm ra được những giải pháp sống còn bằng thông lộ ra biển bắt tay với kẻ thù cũ từ phương xa tới?
Mà nguyên do chính của mối tranh chấp này sẽ chỉ là dầu hỏa. Phần chúng ta chuẩn bị đi là vừa.
Và như thấy chưa đủ, cuốn hai mới được xuất bản gần đây, ông làm một cuộc hành trình đi thực tế, để thấy tận mắt đi dọc dài dòng sông ấy, vào những năm đầu thế kỷ này như một ký sự, một quan sát tại chỗ từ Vân Nam bên Trung Quốc xuống các nước Lào, Thái, Cam Bốt và chấm dứt ở đồng bằng sông Cửu Long VN. Những điều ông thấy tận mắt, chứng thực tại chỗ về nguy cơ cạn nguồn với thao thức và nỗi bi quan về mạch sống con sông Cửu Long và 60 triệu con người sống dọc theo con sông ấy. Rồi từ Trung Quốc, nhìn về VN, nhỏ hơn cả tỉnh Vân Nam, một đất nước đang vỡ ra từng mảnh … Và với một cái nhìn viễn kiến, ông nhận thấy thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc sẽ phải cam chịu hay một số phận xứng đáng với sự lựa chọn và cách sống của họ. “ Côn Minh- Mạn Loan- Cảnh Hồng- Tư Mao- Đại Lý [09/ 2002]
Từng trang sách nói lên nỗi thao thức ấy và khả năng thuyết phục không phải là không có. Ông gọi cái hiểm họa Trung Quốc nay không còn chỉ là một thiên tai mà là một nhân tai.
Ông đã trải tâm tư của mình trong đoạn văn trên với một nỗi thiết tha và ngậm ngùi về số phận dành cho VN bên cạnh Trung Quốc khổng lồ.
Phải nhận rằng, với hai tác phẩm này, tác giả NTV đã tự tách mình ra khỏi cái khung trời văn học của chính ông với Mây bão, Mặt Trận ở Sài gòn để tự tìm cho mình một hướng đi mới. Hướng đi mới ấy phải chăng đã bắt nguồn từ những thập niên 60, khi ở trên cao nguyên và ông đã cho xuất bản cuốn Vòng Đai Xanh ?Rồi từ đó cơ duyên tới khi ông gặp gỡ Nhóm Bạn Cửu Long như lời ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1990. Nhưng cũng theo lời ông, ông hoàn toàn bị chinh phục và say mê công việc này khi ông đọc xong cuốn “Mekong Expedition 1866-1873_River Road to China”. Đó là nguồn cảm hứng cho ông đi xa vào vấn đề môi trường và hệ sinh thái của con sông Mekong?

NGUYỄN VĂN LỤC

Dong_song_nghen_mach 



ĐÔI DÒNG CỦA NGƯỜI ĐỌC.-

Do không biết chính xác nơi tác giả hiện đang sinh sống, nên chúng tôi không thể liên lạc để xin phép. 
Kính mong vì lợi ích mà tác phẩm mang đến cho mọi người Việt đang sống trong nước cũng như đang phiêu bạt ở các nơi trên thế giới. 
Xin tác giả lượng thứ cho sự đường đột của chúng tôi khi thực hiện Audio book này.

Chân thành cảm tạ,
Trân trọng.

Hiền Dũng
( Thành viên Audio Book của DĐHM )

Dong_song_nghen_mach

( MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH ).-

- Tập 01:
DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tập 02:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tập 03:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH  
- Tập 04:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tập 05:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tập 06:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tập 07:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tập 08:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
- Tập 09:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH  
- Tập 10:DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH

*** THE END ***

 

http://www.hotmit.com/diendan/viewtopic.php?f=17&t=134509

 

 

AcDieu

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet

TIME