AcDieu225
Co Vang

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

AcDieu

Phần số - Trần Đức Thưởng


Phần số - Trần Đức Thưởng
Bây giờ là tháng mười , trời đã sang thu ,mùa thu nơi tôi ở , buổi sáng hay có sương mù ,khi ban mai đã đi sâu vào ngày , ánh nắng mặt trời làm tan đi những lớp sương mỏng ,nhiều khi sương rất dầy từ trong nhà không nhìn thấy hàng rào phía sau .Khác với hè ,mùa thu trần mây đôi khi xuống thấp , sương mù quyện vào trần mây thấp tạo một không gian xám ngắt.
Sau vườn những tàn cây cao phủ kín bầu trời ,nay không còn nữa,lấp lánh những tia nắng đầu ngày , xuyên qua những giọt sương buổi sáng , tôi đã thấy mây xanh cùng những tổ chim , tổ sóc xuất hiện ,lá đã rụng nhiều , lá vàng phủ kín sân . Sáng sớm , ly cà phê trên tay ra sau vườn ,ngắm nhìn hoa lá ,tôi đi từng cây nhìn ngắm những lộc non ,hít thở không khí trong lành; mùa thu với sự đổi thay của thời tiết , tâm hồn tôi như rung cảm cùng hoa lá ,cùng những giọt sương mai còn đọng trên lá , trên cành. Không gian thật lắng đọng chỉ còn tiếng xào xạc trên lá của chính bước chân mình ,tiếng động của bước chân dẫm trên lá đủ làm giật mình những con sóc , chúng phóng mình thật nhanh như bay ngược lên những cành sồi già.
Mùa thu nơi đây tất bật với đời sống ,với nhu cầu , không êm ả ,thanh tịnh như trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến nơi quê nhà nhưng gợi nhớ lại kỷ niêm không quên năm nào .
 1954
1954
Mùa thu 1954 gia đình tôi rời bỏ miền Bắc ,cùng non một triệu dân miền Bắc xuôi Nam. Học hành, lớn lên trong Nam, Sài Gòn nơi tôi có thật nhiều kỷ niệm vui buồn, của những ngày còn bỡ ngỡ với tờ giấy bạc xé đôi ,với những ly đá nhận rưới lên những giọt si rô mầu sắc xanh đỏ. Những ngày đầu tiên thật thích thú ,với sinh hoạt náo nhiệt không ngừng ,phố xá đông đúc nhất là trong Chợ Lớn.
Sài Gòn khác hẳn Hà Nội.
Tôi quen Huy những năm mới vô Nam ,trong một buổi đi bơi tại hồ tắm OSSU ,nằm trên đường Nguyễn bỉnh Khiêm ,hồ bơi này của các trường Pháp Marie Curie ,Jean Jacque Rousseau sau này trao lại cho VN ,đổi tên thành hồ tắm Nguyễn bỉnh Khiêm ,Huy lớn hơn tôi 2 tuổi ,sống cùng mấy anh em trai với bà mẹ. Cha Huy bị Việt Minh thủ tiêu những năm đầu của cuộc chiến Việt Pháp. Mấy mẹ con đùm bọc lẫn nhau bỏ quê hương ,dắt díu vô Sài Gòn.
Một bên mồ côi mẹ từ sớm ,một đằng mất cha ,chúng tôi thân nhau ,hợp nhau , cùng đam mê thể thao như bóng tròn, bóng chuyền ,bơi lội ,hoặc xem ci nê ở các rạp Vĩnh Lợi ,Lê Lợi ,một lần chúng tôi đạp xe ,lặn lội dưới cơn mưa tầm tã, vào Chợ Lớn xem phim Victoire en mer, nói về cuộc chiến trên biển trong Đệ Nhị Thế Chiến.Tôi nhớ có lần Huy rủ tôi đi ci nê Đại Nam ,bấy giờ rạp Đại Nam và Rex là rạp sang trọng, đắt tiền nhất ,sau này mới có Kinh Đô ,chủ nhân Đại Nam và Rex là ông Ưng Thi ,một trong những người giầu có từ Hà Nội di cư vô Nam .Sáng chủ nhật Huy cùng tôi xuất hiện trước cửa rạp ,tôi thủa nhỏ ít khi có tiền.
- Tao không có tiền mua vé.
- Ông Ưng Thi sáng nay không có mặt ,cứ theo tao ,ông Ưng Thi sáng chủ nhật làm việc bên Rex
Sau khi nháy mắt người soát vé ,Huy lôi tay tôi qua cửa soát vé ,bước nhanh lên lầu ,đồng thời dúi vào túi áo khoác mầu trắng của người hướng dẫn chỗ , tiền mà tôi không biết bao nhiêu. Vừa xem phim vừa có cảm giác hồi hộp chỉ sợ bị hỏi vé lẫn với thích thú mình được ngồi trên balcon. Sau khi ra về tôi hỏi Huy bỏ vào túi người hướng dẫn chỗ bao nhiêu tiền ,Huy nói 5 đồng.
Chúng tôi lớn lên trong không khí tự do ,thanh bình ,nhân bản của miền Nam ,hầu hết những hang cùng ngõ hẻm ,những quán ăn ngon của Sài Gòn chúng tôi đều biết ,đều đi qua.Những ngày thần tiên thanh bình của miền Nam qua nhanh.
Trước sự chỉ đạo của cs Nga ,Tầu ,miền Bắc xua các sư đoàn chủ lực, vượt vĩ tuyến 17 xâm nhâm miền Nam cùng sự hổ trợ của MTGPMN ,một chính phủ bù nhìn do cs miền Bắc tạo dựng .
Miền Nam bị cơn lốc chiến tranh vùi dập, tàn phá ,dân Sài Gòn đã nghe những trận đánh lớn như Đồng Xoài , Bình Giả ,Đức Cơ,Pleime vang về thành phố .Trên đường phố xuất hiện những quân phục của các binh chủng ,cùng những thương binh với đôi nạng gỗ, những cánh tay băng bột; trên báo chí những cáo phó quân nhân hy sinh càng ngày càng đông.
Huy , tôi và những người cùng thế hệ trước và sau tôi, một phần tình nguyện một phần bị động viên ,chúng tôi lao vào cuộc chiến chống cs phương Bắc .Chiến tranh giống như nhà máy xay thịt khổng lồ nghiền nát con nguời , đã lấy mất toàn phần hoặc một phần trên thân thể một số những thế hệ trẻ ,trong đó có bạn bè ,họ hàng của tôi.
Tình bạn giữa tôi và Huy không còn gần như trước kia vì hoàn cảnh đất nước. Cuối năm 1974 trong kỳ về phép ,tôi tình cờ gặp Huy trên đường Nguyễn Huệ ,chúng tôi kéo vào nhà hàng La Pagode ngồi uống nước ,nơi đây trong những lần về phép tôi hay ngồi uống nước cùng một số bạn ,tôi thích không khí lịch sự, nhìn ra đường Tự Do ngắm khách bộ hành bên ngoài.Thấy trên tay Huy cái nhẫn cưới.
- Lập gia đình rồi?
- Tao lấy năm vợ năm ngoái.
Vợ Huy là Nga gia đình ở Lý Thái Tổ ,Sài Gòn.
Huy vẫn thế ,vẫn vui vẻ ,Huy có nụ cười thật tươi ,chúng tôi nhắc lại thủa xa xưa ,chuyện những ngày đầu khi mới đến Sài Gòn ,chúng tôi bỡ ngỡ với giọng nói khác lạ ,những tập quán địa phương, những thiếu nữ xinh tươi ,mộc mạc ,những thức ăn do người Mỹ viện trợ như fromage ,sữa bột ,quần áo ,những hình ảnh hí họa về Hồ chí Minh theo mấy bài hát Son Đố Mì nhờ "cao gia" mà ta mê ly ,những buổi xem ci nê tại trung tâm văn hóa Pháp ở đường Thống Nhất hoăc đi nghe ban hợp ca Thăng Long không mất tiền tại tòa Đô Sảnh Sài Gòn.
Sau lần gặp gỡ ngắn ngủi ,tôi không còn cơ hội gặp lại Huy,chiến tranh càng ngày càng khốc liệt. Tháng tư 1975 miền Nam sụp đổ ,tôi may mắn thoát đi ,định cư tại Mỹ ,Huy cùng gia đình kẹt lại Sài Gòn.
Hầu hết những người Việt Nam xa quê hương ,tuy đời sống vật chất có ổn định nơi quê hương thứ hai nhưng họ đều có những trăn trở,lưu luyến về cố hương, những ngày Tết là những ngày tạo sự gặp gỡ cũng như tưởng nhớ ông bà, tổ tiên ,anh hùng dân tộc . Mùa xuân năm 1981 trong một hội chợ tết phía Nam California tôi gặp lại Huy ,trông Huy già nhưng vẫn còn nét nhiệt huyết. Tôi mời Huy về nhà chị tôi và luôn thể giới thiệu vợ con.
Buổi tối sau bữa cơm ,chúng tôi hai người bạn năm xưa ,hôm nay đã bước vào tuổi trung niên ,với giọng nói chậm pha lẫn buôn Huy kể...
Sau 75, ngày mất miền Nam ,Huy phải đi tù như những sĩ quan khác ,Nga quyết định ở lại chờ chồng, mặc dầu gia đình Nga có đường giây đi Pháp. Những lần đi thăm chồng, Huy khuyên Nga nên đi Pháp cùng gia đình hoặc lập gia đình khác nhưng nàng vẫn chấp nhận chờ chồng.
Nhờ sự tần tảo buôn bán dành giụm ,ngày Huy ra tù ,vợ chồng Huy sau mấy lần thất bại, đủ tiền mua được hai chỗ trên chiếc thuyền mong manh ra đi cùng trên 100 người khác từ Cà Mâu .
Người tổ chức chuyến đi dùng những thuyền con đưa nước ,mì gói ,sữa ,thức ăn khô cùng từng nhóm nhỏ giả dạng dân địa phương lợi dụng bóng đêm ,chuyển sang thuyền lớn hơn đậu tai cửa biển gần Năm Căn.
 1975
1975
Những ngày đầu biển lặng sóng êm ,mọi người đều cầu kinh ,niệm Phật cho chuyến đi thoát để đến được bến bờ tự do. Mặt nước biển trong xanh ,hiền hòa ,thỉnh thỏang vài con cá heo bơi song song hai bên mạn thuyền như đùa giỡn giữa bao la của biển cả .Sang ngày thứ tư trời lặng gió ,sương mù dầy đặc ,con thuyền vẫn lấy hướng Đông Nam trực chỉ ,khi thuyền vừa ra khỏi sương mù nửa tiếng sau ,một thuyền đánh cá tiến gần ,khi trên tầu kịp nhận ra thuyền cướp đánh ca Thái Lan thì quá trễ .Chúng dùng súng uy hiếp bắt trói đàn ông ,thanh niên trên tầu lấy hết vàng bạc cùng những trang sức quí giá ,lùa hết phụ nữ trẻ sang tầu đánh cá ,sau mấy tiếng đồng hồ thỏa mãn thú tính,bọn cướp Thái thả phụ nữ trở lại thuyền nhưng bắt mang đi 4 người ,trong đó có Nga vợ Huy .
Cuối cùng Huy tới được Mã Lai trên con thuyền tả tơi ,đói khát .
Thắc mắc về Nga, tôi ngắt lời Huy :
- Sau khi lên đảo ,có tin tức của Nga cùng 3 phụ nữ khác ?
- Tôi như người mất trí,không còn năng lực ,tìm hỏi những cơ quan trên đảo nhưng hòan tòan bặt tăm tin tức ,điện tín về VN cho người thân cũng không ai biết tin tức của Nga .
- Ngòai Nga có đứa con nào trong chuyến đi định mệnh không ?
- Nga bị hiếm muộn , chúng tôi không có con .
Với giọng thật buồn Huy tiếp tục :
- Sau hơn một năm ở đảo Pulau Bidong tìm Nga ,quá thất vọng,đúng lúc có phái đoàn người Mỹ phỏng vấn ,tôi quyết định đi Mỹ về chung sống với người anh ở quận Cam .Tôi không lập gia đình ,sống chung nhà với người anh .
-Từ ngày qua Mỹ vẫn tìm tin tức Nga?
- Sau vài năm tạm ổn định ,tôi đi Thái Lan đến những khu VN cũng như những vùng đánh cá ven vịnh Thái Lan nhưng không môt ai biết tin tức về Nga
Khi tiễn Huy ra về ,đêm hôm ấy tôi mất ngủ trằn trọc thuơng xót cho Nga, cho Huy người bạn thân năm nào .
Tôi mất dần tin tức của Huy theo thời gian.Một hôm khi dọn dẹp nhà để xe ,lục lại chồng báo cũ, tinh cờ đọc lại bài báo nói về tổ chức kháng chiến của tướng Hoàng cơ Minh ; trên đường xâm nhập VN,có tên Nguyễn gia Huy trong danh sách trở về ,vi nội tuyến tất cả đều hy sinh khi lọt vào o phục kích của csVN.
Gọi điện thoai cho người anh của Huy ở quận Cam ,gia đình nói: Huy trở qua Thái Lan tìm kiếm Nga cho tới nay không có tin tức của Huy.
Bỏ điện thọai xuống bàn ,mắt tôi ngấn lệ , má tôi ướt ,môi tôi mặn,tôi đã khóc khóc cho phần số của Nga ,của Huy ,một người bạn thân thuở niên thiếu của Sài Gòn năm xưa ,bất hạnh , vắn số
tdt .
Gretna 10/1/13 một ngày đầu thu .
* Tăng những người sống ở Sài Gòn và những ai biết Sài Gòn.
Nhạc hay với giọng không phải " pro" nhưng người hát đua ta về Sài Gòn với nhớ thương ,người hát chính là tác giả của nhac phẩm "Sài Gòn thuở đó làm sao quên "
tdt.
Saigon
225

TIME