AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Ac Dieu

Co_VN

Tản mạn về tính nhân bản trong văn chương miền Nam thời chiến (1)

Chúng tôi bắt đầu bằng hai đọan thơ của Nguyễn Dương Quang  cho bài tản mạn về tính nhân bản trong văn chương thời chiến  được post kể từ hôm nay.

dù đợi người qua trên lối chết

lạ sao tôi thấy rất bâng khuâng

có rất nhiều điều thật khó nói

đêm sơ giao sẽ chỉ một lần

cỏ ơi, có thấy ai trên đồi

vẫn thường vác hận thù đi xuống ?

mà sao ta thấy cỏ không vui

cỏ lạnh lùng hơn là sương mỏng

 (Nguyễn Dương Quang: Đêm kích dưới chân đồi ,

Thơ miền Nam trong thời chiến tập I,  Thư Ấn Quán xb tại Hoa Kỳ),

 Chắc khi đọc hai đoạn trên, có người sẽ phán, đại ý:  Đánh giặc mà có trái tim bổ tát,  trong khi kẻ thù thì hung hăng cuồng sát muốn thọc tim uống máu mình thì mình lại thương xót cho mạng sống của nó.  Chả trách miền Nam bị mất là phải ?

 Hãy nghĩ lại đi.:Khi người lính bâng khuâng, người linh đang ở đâu, làm gì ? Đang ở trong tháp ngà, ở nhựng nơi an toàn, những hậu phương ăn chơi mặc ai chết sống ? Hay là đang thật sự đối diên với kẻ thù. Anh đang nằm đợi giặc. Anh đang ở tuyến đầu. Anh đang mở trừng mắt trong cõi đêm. Xung quanh anh là cõi dữ.  Thần trí anh căng thẳng. Tai anh cố lắng nghe tiếng động. Anh cố phân biệt tiếng động của con chuột, con chồn và tiếng động của bước chân. Lâu lắm. Khóa an toàn đã mở. Mìn claymore đã chờ chực đòn chờ. Không phải chỉ một mình anh mà một tiểu đội hờm sẵn. Anh cố gắng căm thù thằng giặc. Nhưng đêm tối anh không thể hình dung ra. Căm thù. Căm thù gì. Nếu căm thù là căm thù cái bọn khốn nạn ở đàng sau đã xúi đã dùng những mỹ từ những nhân danh đẹp đẻ để đẩy đưa  người trẻ tuổi miền Bắc vào Nam, để trở thành con mồi. Để anh phải giết hắn. Anh phải nhắm ngay vào đầu, vào tim vào ngực hắn.Vậy mà anh vẫn chấp nhận. Chấp nhận như bạn bè anh chấp nhận. Chấp nhận bởi vì chẳnng có con đường nào trừ cái cổng vào trại lính và ra ngoài chiến trường. CHấp nhận để buổi chiều mang súng xuống đồi cùng đám con làm chốt bảo vệ cho người khác được sống. Nhưng  mà, xin các ngươi đừng lên mặt đạo đức, luân lý giáo khoa thư. TRước khi phán xét, xin hãy mang poncho, balo thử về năm một đêm trên gò mã, dưới mương rạch, để hiểu về ý nghĩ của người lính. Ôi đêm thì quá dài, dài vô tận. Xin hãy cho anh  được quyền nghĩ. Hãy cho anh phẩn nộ. Hãy cho anh nhớ đến người yêu. Hãy cho anh được nói lên cái run sợ khi anh biết rằng anh được lệnh phải thực hiện một nhiệm vụ quá ư nguy hiểm. Hãy cho anh có quyền thương xót một mạng người. Hãy cho anh dùng thi ca văn chương để giải thoát những gì mà trái tim anh đang nói, đang kể, Tim anh không phải là tim thép. Miệng anh câm nín  không có quyền nói lên ý nghĩ tuổi trẻ của anh  thì hãy cho tim anh được nói mà.

 Trời ơi ! Buổi sơ giao của chúng ta sao mà bi thiết. Vì ai. Đển cỏ còn đau. Cỏ còn phải buồn ngấn màn sương lệ

 mà sao ta thấy cỏ không vui

cỏ lạnh lùng hơn là sương mỏng

Bài 2: Tản mạn về tính nhân bản trong thi ca miền Nam thời chiến – Cây súng →

http://tranhoaithux.wordpress.com/2013/10/09/tan-man-ve-tinh-nhan-ban-trong-van-chuong-mien-nam-thoi-chien-1/

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

09-2014

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME